Bách khoa sức khỏe
17-12-2018 00:00:00
Ăn sáng kiểu này chẳng mấy chốc mà ung thư, 3/4 là thói quen của người Việt
Ăn sáng được coi là một bữa ăn quan trọng nhất trong ba bữa ăn một ngày, nhưng nhiều người thà dành thời gian trên giường để ngủ nướng vào buổi sáng, hoặc ngồi trang điểm tỉ mỉ, chứ không chịu bỏ ra 20 phút để ăn một bữa sáng đúng nghĩa.
- Đừng bỏ qua bữa sáng
- 9 hậu quả khôn lường khi bỏ bữa sáng
- Dù bạn muốn giảm cân nhưng bữa sáng vẫn cần ăn đủ chất
- Những bữa sáng tuyệt vời cho bé suy dinh dưỡng
3 LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN VÀO BUỔI SÁNG
1. Chuối
Trong chuối ngoài hàm lượng magie lớn, rất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn chuối trên một dạ dày trống rỗng sẽ khiến hàm lượng magiê trong máu tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tim.
Ngoài ra, trong quá trình tiêu hóa, lượng đường có trong loại quả này có thể biến thành axit và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi dạ dày trống rỗng, chuối không phải là một ý tưởng tốt để lấp đầy cơn đói.
2. Dứa
Trong dứa chứa các enzym mạnh nếu khi đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày. Thời gian thích hợp nhất để hấp thụ loại quả này là sau khi ăn no. Ngoài ra dứa còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
3. Uống đồ lạnh
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, dạ dày đang ở trong trạng thái yếu ớt. Nếu bạn đột nhiên uống nước lạnh sẽ gây ra sự chênh lệch nhiệt độ, điều này kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến đường ruột đột ngột co bóp.
Nên nhớ, cách tốt nhất để đánh thức dạ dày của bạn là uống một cốc nước ấm khoảng 200ml ngay sai khi rời giường.
4 ĐIỀU CẤM KỴ CHO BỮA SÁNG
1. Ăn sáng từ đồ chuẩn bị từ hôm trước
Nhiều người có thói quen nấu cơm và thức ăn nhiều hơn vào bữa tối để dành cho bữa sáng hôm sau. Tức là, sau một đêm ngủ dậy, cả gia đình sẽ được ăn thức ăn “thừa” cho bữa sáng, có thể là cơm chiên hoặc thức ăn hâm nóng. Ăn sáng kiểu này rất thuận tiện về cách chế biến, về cơ bản giống như một bữa ăn đầy đủ, toàn diện về dinh dưỡng.
Tuy nhiên, thức ăn để qua đêm có thể gây hại cho sức khỏe con người. Các loại rau ăn thừa, đặc biệt là rau lá xanh đậm, cố gắng không nên ăn lại. Bởi lượng nitrat trong loại rau này tương đối cao, sau khi nấu chín và để trong thời gian dài, nó sẽ dễ dàng chuyển thành nitrit – một chất gây ung thư rất nguy hiểm.
Hãy nhớ rằng đây không phải là cách lựa chọn khoa học cho bữa sáng, bữa ăn giúp bạn bổ sung năng lượng cho cả ngày. Nếu ăn đồ thừa, phải đảm bảo rằng thực phẩm đó còn an toàn tuyệt đối, nếu không, hãy đổ bỏ.
2. Bữa sáng với bánh quẩy chiên
Bánh quẩy chiên ăn với cháo hoặc uống thêm sữa đậu nành, đây là kiểu ăn sáng phổ biến của nhiều người hiện nay, tuy nhiên theo các chuyên gia nếu thời gian dài có kiểu ăn sáng như vậy sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.
Bánh quẩy là thực phẩm chiên nhiệt độ cao, cùng với bánh bao chiên, bánh rán có lượng chất béo cao, cộng thêm sữa đậu nành cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng chất béo nhất định, lượng dầu trong hỗn hợp bữa sáng này rõ ràng vượt quá tiêu chuẩn gây ra những bất lợi cho sức khỏe như khó tiêu, béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp,..
Nhất định phải có rau hoặc trái cây cho bữa ăn sáng, tốt nhất là nên ăn ít sữa đậu nành và quẩy chiên, không nên quá 1 lần/tuần. Buổi chiều và bữa tối trong ngày phải càng nhẹ càng tốt, đừng ăn thức ăn chiên, xào, nên ăn thêm nhiều rau củ.
3. Ăn sáng trên đường, vừa đi vừa ăn
Cuộc sống hiện đại khiến mọi người đều phải sống nhanh, do đó bữa sáng cũng được giải quyết gọn nhẹ, có khi vừa đi bộ vừa ăn. Bánh mì bate, bánh bao, sữa tươi,... được bán ở cửa hàng hoặc ở cổng nơi làm việc, ở gần trạm xe buýt,... là sự lựa chọn của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
Ăn uống trong khi đi bộ không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa, và không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ. Nếu bạn chọn thức ăn đường phố cho bữa sáng, bạn nên chú ý đến vệ sinh, tốt nhất là nên mua ăn tại nhà. Cố gắng không ăn sáng trên đường đi làm, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.
4. Ăn sáng với các đồ ăn vặt
Nhiều người hay mua dự trữ một số loại đồ ăn nhẹ dạng chế biến sẵn như: bánh quy, bim bim, sô cô la... để tiện ăn sáng. Nếu khi đói có thể sử dụng các loại thực phẩm này, tuy nhiên dùng đồ ăn vặt để thay thế bữa sáng là không khoa học. Đồ ăn nhẹ chủ yếu là thực phẩm thô, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ.
Ngoài ra những thực phẩm này không khiến bạn có cảm giác no, ăn nhiều có thể dẫn đến dư thừa năng lượng không cần thiết nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể suy giảm thể lực và dễ mắc bệnh.
NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT BỮA SÁNG HOÀNG HẢO?
Bữa sáng cực kì quan trọng, do đó, muốn cơ thể khỏe mạnh, sống thọ cần phải tuân thủ 5 tiêu chí dưới đây:
1. Bữa sáng nên ăn các món ấm nóng
Vào buổi sáng nhiệt độ ngoài trời còn thấp, khi con người thức dậy các cơ, dây thần kinh và mạch máu của cơ thể con người vẫn chưa được giãn ra. Nếu lúc này ăn thức ăn lạnh sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Thời gian dài ăn thức ăn lạnh dẫn đến giảm sự thèm ăn, da dần mất độ bóng, cổ họng luôn có cảm giác khó chịu. Tất cả điều này chỉ ra rằng, dạ dày đang bị tổn thưng và khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm. Lời khuyên cho bạn là hãy chọn các món ăn mới chế biến nóng ấm để ăn vào bữa sáng.
2. Bữa sáng nên lựa chọn trứng, sữa và các loại đậu
Trong bữa ăn sáng, tốt nhất là nên bổ sung các thực phẩm như sữa, trứng và các loại đậu. Lượng protein các loại axit amin trong những thực phẩm này có thể giúp tái tạo mô và tổng hợp các protein khác nhau trong cơ thể con người.
Bạn có thể ăn một quả trứng, một cốc sữa bò hoặc sữa đậu, sữa làm từ các loại hạt kết hợp với các thực phẩm khác. Như vậy bữa ăn sẽ rất hoàn hảo và đầy đủ chất.
3. Bữa sáng với thực phẩm từ ngũ cốc thô
Trong bữa sáng, bạn có thể chọn các món được làm từ ngũ cốc thô như bánh mì, bột yến mạch, mì sợi, bánh bao, cháo gạo, cháo hạt ngũ cốc. Một bát cháo từ các loại hạt không chỉ đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng để làm việc trong suốt buổi sáng mà còn có tác dụng bảo vệ dạ dày.
4. Bữa sáng không ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ
Không nên ăn quá nhiều thịt hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ cho bữa sáng vì những thực phẩm này chứa quá nhiều chất béo. Có thể chọn sữa nóng, cháo, ăn kết hợp với rau của quả để bổ sung đầy đủ chất.
5. Nên ăn sáng ở khung giờ từ 7-8h
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, khung giờ từ 7-8h sáng là thời gian thích hợp nhất, bởi vì khi sự thèm ăn tự nhiên của cơ thể biểu hiện rất rõ ở thời gian này, nếu bạn ăn hiệu quả tiêu hóa sẽ ở mức tốt nhất.
Bữa sáng và trưa tốt nhất nên cách nhau từ 4-5 tiếng. Nếu ăn sáng quá sớm thì bạn nên ăn số lượng nhiều hơn một chút so với ăn đúng giờ. Hoặc sau đó nên ăn bữa trưa sớm hơn để đảm bảo rằng 2 bữa không cách xa nhau sẽ khiến bạn bị đói.
Một bữa ăn sáng sẽ quyết định mức độ dễ chịu trong cả ngày sau đó. Vì vậy hãy nhắc nhở nhau rằng, bữa sáng đặc biệt quan trọng, hãy ăn uống đúng cách.
Hoài Nguyễn
Theo chuyên đề SKGĐ