Bách khoa sức khỏe
27-05-2015 11:04:46
Điều trị gout: khó mà dễ!
Bệnh gout đang ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng tấn công cả những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa và điều trị kết hợp giữa việc uống thuốc và chế độ dinh dưỡng, vận động thì bệnh vẫn có thể giảm đáng kể.
- Nguy cơ mù loà vì điều trị bằng thuốc nhỏ mắt
- Hướng dẫn điều trị dự phòng sau đột quỵ
- Phòng ngừa loãng xương với 4 thói quen này
- Đối phó với đau khớp mùa lạnh
- Loét dạ dày vì thuốc trị viêm khớp
- Hết đau khớp tay với 5 bài tập cực đơn giản
- 4 cách để người viêm khớp bảo vệ tim
Ảnh minh hoạ |
Khi nào người ta mắc bệnh gout?
Axit uric là chất sinh ra từ sự phân hủy của purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Ngoài ra, một nguồn cung cấp nhiều purin khác là các loại thực phẩm, chẳng hạn như gan heo, nội tạng động vật, các loại đậu, cá cơm, hải sản.
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được đào thải khỏi cơ thể qua đường tiểu. Tuy nhiên, axit uric vẫn có thể tích tụ lại trong máu nếu như lượng axit uric do cơ thể tạo ra quá nhiều khiến thận không thể bài tiết hết hoặc do con người dùng quá nhiều thực phẩm có chứa purin.
Bách Khoa Sức Khỏe cho biết, bệnh gout thường gây ra các cơn đau nhức dữ dội mà biểu hiện bên ngoài rõ nhất là ở việc các khớp chân, tay thường sưng to. Ở dạng nặng, gout có thể làm các khớp bàn tay, chân bị biến dạng hoàn toàn. Bệnh thông thường sẽ tự hết trong vòng 10-13 ngày mà không cần chữa trị và không xảy ra liên tục nhiều lần. Mỗi lần bệnh cách nhau khoảng vài tháng cũng có khi cả năm. Tuy nhiên, mức độ đau do gout gây ra có thể là một cản trở lớn cho bệnh nhân trong sinh hoạt lẫn làm việc.
Lời khuyên cho bệnh nhân gout
Nên:
- Nên ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả, trái cây như thơm (dứa), dâu tây, nho, việt quất,… và nên uống nhiều nước.
- Nên kiêng những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt đỏ như thịt bò, dê…, các loại phủ tạng động vật như lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…, các loại trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, cút lộn,…
- Nên vận động thường xuyên hoặc vừa sức, không nên tập luyện quá nhiều, quá sức sẽ làm gia tăng cơn đau khớp. Người bệnh cũng nên tránh dầm mưa lạnh hay tắm lạnh đột ngột.
- Nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, bực tức.
- Ngâm chân bằng nước muối ấm. Trong muối Epsom (muối vô cơ) có một hàm lượng lớn chất magie, việc bổ sung magie rất có lợi cho tim mạch, kích thích lưu thông máu, thải độc. Nếu không có muối Epsom người bệnh cũng có thể dùng những loại muối thông dụng để thêm vào nước ngâm chân, cũng sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn.
Không nên:
- Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau. Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ dùng khi có cơn viêm khớp, nhằm cắt cơn viêm càng sớm càng tốt nhưng thường để lại nhiều tác dụng phụ.
- Không nên uống rượu, hạn chế uống bia, không ăn uống quá mức.
- Không nên ăn chân giò heo vì nó là loại thức ăn chứa nhiều mỡ (lipid), không có lợi cho sức khỏe người có tuổi, không nên ăn thường xuyên, đặc biệt khi người bệnh có kèm rối loạn các thành phần của lipid máu.
Thanh Minh