Bách khoa sức khỏe

04-06-2015 13:39:26

Đau lưng dưới: chớ coi thường!

Đau lưng dưới là chứng phổ biến và rất dễ gặp phải. Tuy nhiên, nếu không khắc phục, lâu ngày đau lưng dưới sẽ chuyển biến thành bệnh mãn tính gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân và các biến chứng của đau lưng dưới

Theo Bách Khoa Sức Khỏe, đau lưng dưới hay còn được hiểu là đau nhức vùng thắt lưng rất dễ xảy ra, mọi lúc mọi nơi và ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính của đau thắt lưng là do mang vác nặng, căng thẳng, làm việc liên tục hoặc ở phụ nữ có thai do chịu đựng sức nặng của cơ thể. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến hệ bài tiết, sinh dục, dạ dày cũng có thể gây ra đau thắt lưng.

Đau lưng dưới cấp tính thường xảy ra nhanh và tự chấm dứt sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị thích hợp sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:

- Cơn đau lâu ngày sẽ lan dần ra toàn bộ vùng lưng, khiến các cơ bắp căng cứng.

- Đau lưng dưới cũng có thể gây ra triệu chứng ở chân, chẳng hạn như đau, tê, hoặc ngứa râm ran. Các triệu chứng này có thể lan ra cả phía dưới đầu gối.

- Một trường hợp khá hiếm nhưng cực kì nugy hiểm gọi là Hội chứng chùm đuôi ngựa Cauda Equina có thể xảy ra nếu các dây thần kinh cột sống bị chèn ép.

Trong trường hợp bạn cảm thấy đau hoặc tê trong cả hai chân hoặc mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, bạn nên lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Cách phòng ngừa và điều trị đau lưng dưới

Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong trường hợp cơn đau đến bất ngờ, xảy ra trong quá trình hoạt động, đi lại, làm việc thì người bị đau nên tiếp tục hoạt động thay vì theo thói quen là ngồi, nằm xuống nghỉ ngơi. Cách đơn giản nhất ở đây là hãy đi dạo nhẹ nhàng vài vòng loanh quanh. Việc tập thể dục và vận động sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình hồi phục.

Những biện pháp phòng ngừa đau lưng mà Bách Khoa Sức Khỏe khuyên bạn:

- Duy trì vận động hoặc tập thể dục thể thao là những phương pháp phòng ngừa đau lưng và các bệnh về cơ khớp hiệu quả. Bơi lội, đi bộ giúp các cơ ở lưng được tập luyện, tăng cường độ dẻo dai cho cơ lưng.

- Không nên hút thuốc lá vì hút thuốc lá sẽ làm giảm lượng máu cung cấp đến vùng đĩa đệm, làm cho nó dễ bị tổn thương nhiều hơn.

- Nằm nghiêng lúc ngủ:đây là tư thế tốt nhất cho vùng lưng của bạn và có thể làm giảm tối đa áp lực lên vùng cổ.

- Ngồi thẳng lưng:việc ngồi cong lưng hoặc lắc lư có thể tạo thêm áp lực và kéo căng các cơ vùng lưng, từ đó gây đau lưng.

- Kiểm soát cân nặng cũng là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa đau lưng vì tình trạng cân nặng quá mức sẽ gây nhiếu áp lực lên vùng thắt lưng dưới của cơ thể.

- Bổ sung thực phẩm chức năng bổ cơ-xương-khớp pms-FlexoMAX. Với công nghệ tiên tiến chiết xuất nhiều thành phần quý giá, pms-FlexoMAX của công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm được đánh giá là công cụ hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến cơ, xương, khớp hiệu quả bởi chỉ định với 3 tác động hiệu quả: giảm đau, chắc xương, trơn khớp và đã được rất nhiều người tin dùng. 

Thanh Minh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu ke toan