Bách khoa sức khỏe

04-06-2015 13:39:31

“Điểm danh” các bệnh thường gặp về mắt

Mắt là một trong những bộ phận có khả năng tự phục hồi, tuy nhiên, có những loại bệnh mắt rất dễ mắc. Cùng Bách Khoa Sức Khỏe điểm qua những căn bệnh thường gặp này để có cách phòng tránh cũng như bảo vệ đôi mắt một cách tốt nhất.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cận thị

Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì thay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.

Nếu bị cận thị, bạn có thể đeo kính hoặc kính áp tròng. Cũng có thể chữa khỏi vĩnh viễn bằng cách phẫu thuật lasik. Tuy nhiên, chỉ cho kết quả với những đối tượng cụ thể. Ngoài ra, biện pháp NeuroVision - loạt các bài tập tương tác dựa trên máy tính cũng có thể hạ cấp độ cận thị.

Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp không chỉ là một bệnh mắt, một nhóm các điều kiện mắt gây thiệt hại thần kinh thị giác, gây mất thị lực. Thường gặp áp suất cao bất thường trong mắt (nhãn áp), nhưng không phải luôn luôn.

Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng thứ hai của mù lòa. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và rút thoát chất dịch lỏng trong nhãn cầu.

Có 2 loại tăng nhãn áp: Góc độ mở và góc độ đóng. Tăng nhãn áp góc độ mở không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn cuối. Ngược lại, người bị tăng nhãn áp, góc độ đóng có thể thấy mắt đau, đỏ, đau đầu, buồn nôn và nôn, thị lực mở hoặc thấy hào quang khi nhìn.

Nhỏ thuốc nhỏ mắt hoặc uống thuốc viên, phẫu thuật hoặc chiếu tia laser là những giải pháp.

Đục nhân mắt

Bệnh đục nhân mắt tức là tình trạng thủy tinh thể của mắt bị vẩn đục do nguyên nhân có sự thay đổi các sợi protein bên trong thủy tinh thể. Đám vẩn đục này cản trở làm giảm đi lượng ánh sáng đi vào mắt.

Theo thông tin từ Bách Khoa Sức Khỏe, bệnh đục nhân mắt thường do nguyên nhân thay đổi các cấu trúc protein sợi bên trong thủy tinh thể làm cho thủy tinh thể trở nên vẩn đục.

Những thay đổi này một phần là do nguyên nhân lão hóa nhưng một số trường hợp bệnh xảy ra ở người trẻ do nguyên nhân chấn thương hay do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều. Bệnh cũng có thể phát triển do nguyên nhân tiểu đường, viêm màng mạch nho, hay sử dụng corticosteroid trong một thời gian dài. Bệnh cũng thường xảy ra ở những người bị chứng rối loạn nhiễm sắc thể, ví dụ như hội chứng Down.

Triệu chứng cơ bản nhất là do thị lực mờ và không thể cải thiện dù đã dùng đủ các loại kính hoặc độ cận tăng lên.

Bác sĩ có thể khám mắt bằng cách sử dụng đèn khe và dùng loại đèn soi đáy mắt. Nếu thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể được phẫu thuật lấy thủy tinh thể ra và thay thế bằng loại thủy tinh thể nhân tạo. Nếu việc hỏng thị lực không do nguyên nhân nào khác nữa thì thị lực của bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể sau phẫu thuật, dù sao thì vẫn phải dùng kính sau đó.

 

Để bảo vệ mắt tốt nhất, nên:

- Phụ nữ ở độ tuổi 40 hoặc trên 40 nằm trong diện có nguy cơ cao, nên đi kiểm tra mắt thường xuyên, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử tăng nhãn áp.

- Thường xuyên khám mắt. Phát hiện sớm có khả năng chữa khỏi các bệnh về mắt. Khi đi ra ngoài, đeo kính râm để bảo vệ mắt ra khỏi tia UV và tránh được bệnh đục nhãn mắt.

- Luôn đọc sách báo dưới ánh sáng tốt để tránh căng thẳng cho mắt. Cứ sau nửa tiếng làm việc bằng mắt nhiều, nên cho mắt nghỉ bằng cách nhìn chỗ khác hoặc nhìn vật thể ở xa.

- Bổ sung thực phẩm chức năng dành cho mắt pms-SuperMaxGO của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm. Với thành phần bao gồm nhiều dưỡng chất quý giá dành cho mắt như SuperBerry, Lutein, Zeaxanthin,... pms-SuperMaxGO được các chuyên gia về mắt đánh giá là một trong những "công cụ" chăm sóc mắt hiệu quả hàng đầu hiện nay.

Hạ Uyên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu ke toan