Bách khoa sức khỏe

22-12-2020 08:00:00

Tại sao COVID-19 lại tấn công và dễ hạ gục nam giới hơn phụ nữ?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới tử vong vì COVID-19 nhiều hơn phụ nữ. Các chuyên gia cho biết một phần nguyên nhân là do phụ nữ có xu hướng có hệ miễn dịch mạnh hơn nam giới.

Bên cạnh đó, nam giới cũng có xu hướng dễ tham gia vào các hành vi nguy cơ cao hơn như phớt lờ sự cảnh báo và cách phòng bệnh như đeo khẩu trang, tiếp xúc gần… thậm chí cánh mày râu còn hay bỏ qua các triệu chứng cho đến khi bệnh trở nên trầm trọng.

Nam giới tử vong vì COVID-19 nhiều hơn phụ nữ

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 vừa qua đăng trên tạp chí Frontiers in Public Health (Thụy Sĩ) cho thấy, nam giới và phụ nữ có khả năng mắc loại coronavirus mới như nhau.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng báo cáo rằng, nam giới có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi căn bệnh này hơn so với chị em. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng cho biết, nghiên cứu trong một nhóm nhỏ bệnh nhân COVID-19, hơn 70% những người tử vong là nam giới.

Tai sao COVID-19 lai tan cong va de ha guc nam gioi hon phu nu?

Nam giới dễ bị COVID-19 tấn công và hạ gục hơn phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy kết quả tương tự khi kiểm tra các thử nghiệm từ đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) năm 2003.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê có 63% số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở châu Âu là nam giới. Một nghiên cứu của Viện Y tế Cao cấp ở Rome vào tháng 3 chỉ ra, trong số những người Ý nhập viện vì loại coronavirus mới, 8% nam giới tử vong so với 5% phụ nữ.

Ở thành phố New York, Mỹ, nam giới tử vong vì coronavirus với tỷ lệ gần gấp đôi nữ giới. Bộ y tế của thành phố đã báo cáo vào đầu tháng 4 rằng, có tới 43 ca tử vong do COVID-19 trên 100.000 nam giới, trong khi chỉ 23 ca tử vong trên con số 100.000 phụ nữ.

Một số lý do cơ bản khiến COVID-19 có thể gây tử vong cho đàn ông nhiều hơn phụ nữ có thể do tình trạng thực tế là bệnh tim phổ biến hơn ở đàn ông cao tuổi. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng huyết áp cao và bệnh gan cũng thường xuất hiện ở nam giới và những điều này đều góp phần dẫn đến nhiều kết quả tiêu cực hơn với COVID-19.

Enzyme và hệ thống miễn dịch

Một nghiên cứu được công bố vào ngày 10 tháng 5 cho rằng, nam giới có nồng độ men chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) trong máu cao hơn phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho biết ACE2 cho phép coronavirus lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh, điều này giúp giải thích tại sao nam giới dễ nhiễm COVID-19 hơn phụ nữ.

Ngoài ra, phụ nữ, do có thêm nhiễm sắc thể X, nên họ có hệ thống miễn dịch và phản ứng với nhiễm trùng mạnh hơn nam giới.

Đàn ông mới thực sự là 'phái yếu'?

Nam giới có điều kiện văn hóa để nghĩ mình là mạnh mẽ, nhưng phụ nữ không phải là “phái yếu” nếu nói đến khả năng miễn dịch. Trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ, nam giới chiếm tỉ lệ Xo hơn đến 9/10.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi, chẳng hạn như hút thuốc và ô nhiễm không khí, cũng đóng một vai trò đáng kể trong tác động chết người của bệnh đối với nam giới.

Hút thuốc phần lớn là thói quen của nam giới, dẫn đến nhiều nam giới bị bệnh phổi mãn tính. Điều này khiến họ gặp bất lợi lớn hơn nhiều nếu mắc COVID-19. Theo ước tính của WHO, ô nhiễm không khí giết chết hơn 4 triệu người mỗi năm do góp phần gây ra các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi và tim, và dị ứng đường hô hấp.

Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, những người sống ở khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao có nhiều khả năng chết vì COVID-19 hơn người ở khu vực ít ô nhiễm.

Ở hầu hết các nền văn hóa, nam giới thường tham gia vào các công việc ngoài trời hơn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và ô nhiễm. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phản ứng của họ đối với khả năng bị nhiễm trùng như COVID-19.

Hành vi của nam giới làm tăng tỷ lệ mắc bệnh

Hành vi của nam giới trong đại dịch cũng làm tăng khả năng tiếp xúc của họ với loại coronavirus mới. Một cuộc thăm dò cho thấy phụ nữ quan tâm đến COVID-19 hơn nam giới (62% so với 58%). Nam giới gặp nhiều rủi ro hơn vì họ có xu hướng tiếp xúc với đám đông lớn hơn và giao lưu xã hội, bao gồm những hành động như bắt tay, ăn uống và các sự kiện thể thao.

Bên cạnh đó, nam giới cũng có xu hướng trì hoãn việc đi khám hoặc bỏ qua các triệu chứng bệnh tật. Nhiều nam giới coi việc tự chăm sóc bản thân như thừa nhận của sự yếu đuối. Điều đó dẫn đến việc bỏ qua các triệu chứng của không chỉ COVID mà còn nhiều tình trạng đe dọa tính mạng khác.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dịch vụ kế toán thuế ở hà nội