Bách khoa sức khỏe
21-08-2015 17:00:01
6 điều ngạc nhiên hủy hoại đôi tai của bạn
Những thói quen hàng ngày đôi khi vô tình làm cho thính giác chúng ta bị hủy hoại mà bản thân ta không hay để ý như: đeo tai nghe, làm vườn, lấy ráy tai…
- Thổi bóng bay bằng mũi giúp bé điều trị chảy mủ tai
- SOS: Ngoáy tai nhiều dễ bị viêm nhiễm tai
- Chứng ù tai - chớ coi thường
Ảnh minh họa |
Tai nghe
Theo một chuyên gia thính học tại Đại học bang Wichita (Mỹ), đeo tai nghe nhạc có thể gây mất thính lực vĩnh viễn chỉ sau 1 giờ 15 phút. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên bạn không nên dùng tai nghe quá 1h cùng lúc với âm lượng vượt quá 60%. Tai nghe được đặt trong tai cũng có thể cản trở việc đùn của ráy tai từ đôi tai của bạn.
Làm vườn
Có thể bạn không để ý nhưng việc xén cỏ lại có ảnh hưởng lớn tới thính lực của bạn? Khi bạn làm việc trên bãi cỏ với các thiết bị như máy xén cỏ, cưa xích…
Hãy chắc chắn rằng bạn đang đeo nút tai - chỉ trong 15 phút tiếp xúc với loại tiếng ồn này, bạn có thể làm tổn hại vĩnh viễn thính giác của mình.
Ráy tai tích tụ
Ráy tai quá mức là nguyên nhân phổ biến nhất của tình mất thính lực từng phần, nó ảnh hưởng đến 10% trẻ em, 5% người lớn khỏe mạnh, và lên đến 57% bệnh nhân lớn tuổi.
Theo Viện Hàn Lâm về Tai mũi họng và Phẫu thuật đầu cổ Mỹ. May mắn thay, tình trạng này có thể điều trị được. Bạn chỉ cần đến bác sĩ nếu ráy tai của bạn đang gây ra sự khó chịu - việc dùng bông tăm có thể gây phản tác dụng và càng làm cho ráy tai xuống nhiều hơn.
Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến phổi, mà có còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của bạn. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Medical Association, người nghiện thuốc lá có nguy cơ mất thính lực tăng gấp 1,3 lần trong tất cả các nhóm tuổi, ngoại trừ người già.
Ngay cả người không hút thuốc sống với người hút thuốc lá sẽ nhạy cảm với vấn đề nghe hơn so với người không hút thuốc không sống chung với người hút thuốc. Điều này có thể là do tác dụng của thuốc trên các mạch máu cung cấp tới hệ thống thính giác.
Bệnh đái tháo đường
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism (Mỹ), người bị tiểu đường có một tỷ lệ cao hơn bị khiếm thính so với những người không bị bệnh tiểu đường.
Theo Bách Khoa Sức Khỏe, điều này có thể là do “lượng đường trong máu cao có thể phá hủy các mạch máu và thần kinh, làm suy giảm khả năng nghe. “Nếu bạn có bệnh tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ để có biện pháp trợ thính”.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Trong nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị quốc tế Hội Lồng ngực Hoa Kỳ năm 2014, những người có chứng ngưng thở khi ngủ tăng nguy cơ khiếm thính tần số cao lên 31%, và tăng nguy cơ khiếm thính tần số thấp lên 90% và tăng 38% nguy cơ khiếm thính kết hợp tần số cao và thấp suy giảm.
Tác giả chính TS. Amit Chopra cho biết “Con đường tiềm ẩn liên kết chứng ngưng thở khi ngủ và khiếm thính có thể bao gồm các tác dụng phụ của việc ngưng thở khi ngủ trên việc cung cấp máu đến ốc tai (một bộ phận của tai trong) qua tình trạng viêm nhiễm và tái định hình mạch máu hay tiếng ồn từ tổn thương của chứng ngủ ngáy”.