Bách khoa sức khỏe
19-07-2019 16:54:40
Những loại thực phẩm dễ gây sảy thai cho bà bầu
Đối với các bà bầu, nhất là các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì càng cần cẩn thận với những quả dứa.
- Những thực phẩm cực hữu ích cho mẹ bầu 3 tháng cuối
- 3 bài tập giúp mẹ bầu lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng
- Mẹ bầu chăm ăn HẠT, con sinh ra IQ cao vượt trội, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
- 8 bài tập giúp mẹ bầu dễ sinh
- Su Su giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho mẹ bầu
- 5 cách giúp bà bầu đối phó với tình trạng đau lưng khi mang thai
- 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
- Những thực phẩm giúp bà bầu sinh nở dễ dàng
- 4 mũi tiêm vaccine cần thiết trước khi có bầu
Đu đủ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong một trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin. Trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
Mặc dù đu đủ xanh không tốt cho các mẹ bầu nhưng đu đủ thật chín lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Khi đu đủ chín, các chất papain, prostaglandin và oxytocin sẽ bị mất đi mà thay vào đó là các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, B1, B2… giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi phát triển, giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con.
Dứa
Dứa (còn gọi là quả thơm) có tính vừa chua vừa ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày như làm hoa quả ăn tráng miệng, dứa xào, nước ép dứa… nhưng đối với các bà bầu, nhất là các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì càng cần cẩn thận không nên ăn những quả dứa này.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Tuy nhiên khi các bạn đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.
Ngải cứu
Ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
Nhãn
Quả nhãn có vị ngọt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai đây là thực phẩm cần phải tránh.
Nguyên do là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa. Nếu thai phụ ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.
Rau ngót
Trong rau ngót có chứa papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, chất papaverin có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây là một loại thực phẩm dinh dưỡng nhưng nó không tốt cho phụ nữ đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
Khổ qua (mướp đắng)
Không chỉ là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, mướp đắng còn được dùng như một vị thuốc trị bệnh. Mướp đắng có chứa vitamin C có thể làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, axit folic và một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và giúp thai nhi phát triển.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều mướp đắng khi mang thai sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể kích thích dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non cho những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã nạo phá thai nhiều lần.
Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho thấy rõ ràng rằng thành phần nào trong mướp đắng có thể dẫn đến tác hại này nhưng thử nghiệm với chuột cho thấy rằng ăn nhiều mướp đắng có thể gây ra quái thai. Ngoài ra, Vicine trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc cho người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên các phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng. Khi nấu ăn, bạn nên loại bỏ hạt của nó hoàn toàn.
Rau răm
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn nhiều sẽ dẫn đến mất máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây co bóp tử cung nên sẽ dễ dẫn đến sảy thai. Nói vậy không có nghĩa mẹ phải loại bỏ rau răm hoàn toàn. Vài ba lá rau răm tăng thêm hương vị khi ăn trứng vịt lộn vẫn nằm trong phạm vi cho phép. mẹ nhé!
Gan động vật và ruột non
Gan động vật tồn dư nhiều chất độc có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ruột non là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
Gan ruột cũng nhiều cholesterol, ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Người bình thường cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hạn chế ăn gan, ruột động vật.
Một số loại cá
Cá nhiều đạm và axit béo omega 3 có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên, một số loại cá ở tầng sâu có nguy cơ nhiễm kim loại thủy ngân như cá mập, cá ngừ đại dương, cá kiếm, cá thu, cá kình... thai phụ nên hạn chế ăn vì có thể ảnh hưởng đến não bộ thai nhi.
Món tái, sống
Bà bầu nên tránh hoàn toàn những món như sushi, tái, lòng đỏ trứng, bởi nếu chưa được chế biến kỹ chúng dễ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis, nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.
Ánh Dương
Theo Tạp chí Sống khỏe