Bách khoa sức khỏe

01-06-2018 09:07:54

Những điều chưa biết hết về bệnh còi xương ở trẻ

Còi xương là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sau này, và ngày nay bệnh đang có xu hướng ngày càng tăng lên khi cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ mắc bệnh còi xương. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương bạn nắm rõ.

Còi xương chậm lớn là tình trạng loạn dưỡng xương hay mềm xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ thường do thiếu ánh sáng mặt trời, trẻ sinh thiếu cân, sinh non, trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng... đặc biệt những trẻ không được bú sữa mẹ thường có nguy cơ còi xương hơn trẻ bú mẹ.

Nhung dieu chua biet het ve benh coi xuong o tre

Trẻ còi xương thường do nhiều nguyên nhân như thiếu ánh sáng mặt trời, trẻ sinh thiếu cân, sinh non, trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng... đặc biệt những trẻ không được bú sữa mẹ thường có nguy cơ còi xương hơn trẻ bú mẹ.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương

Trẻ thường quấy khóc, hay giật mình thức giấc, ngủ không yên, đồng thời thường ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

Vùng sau gáy dễ bị rụng tóc tạo thành hình vành khăn.

Các dấu hiệu ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

So với những đứa trẻ phát triển bình thường, đối với những đứa trẻ còi xương thông thường răng mọc rất chậm, trương lực cơ nhẽo, hay bị táo bón.

Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu

Nhung dieu chua biet het ve benh coi xuong o tre

So với những đứa trẻ phát triển bình thường, đối với những đứa trẻ còi xương thông thường răng mọc rất chậm, trương lực cơ nhẽo, hay bị táo bón.

Hậu quả của bệnh còi xương

Khi nhắc đến bệnh còi xương chắc hẳn mọi người đều hình dung được hậu quả đầu tiên bệnh gây ra đối với trẻ là khiến cơ thể chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ so với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Về lâu dài khi trưởng thành chức năng sinh sản của những đứa trẻ bị còi xương cũng sẽ gặp ảnh hưởng.

Mặc khác, trẻ còi xương thường gặp vấn đề về sự tăng trưởng chiều cao. Bên cạnh đó, trẻ còi xương cũng dễ bị béo phì do chiều cao có hạn của mình.

Làm gì khi trẻ bị còi xương?

Cách tốt nhất các mẹ nên làm là bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ tắm nắng mỗi ngày khoảng 10-15 phút trước 9 giờ sáng. Việc bổ sung vitamin D có tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt pho đối với cơ thể trẻ.

Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 - 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 - B2 - B6: 12 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày

Nhung dieu chua biet het ve benh coi xuong o tre

Cách tốt nhất để giảm còi xương cho trẻ, các mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ tắm nắng mỗi ngày khoảng 10-15 phút trước 9 giờ sáng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương

Đối với trẻ mắc bệnh còi xương các mẹ cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Xây dựng khẩu phần ăn đan xen giữa các món như cháo, bột, cơm để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ.

Đặc biệt, khi chế biến bữa ăn cho trẻ bị còi xương các mẹ nên nhớ cho thêm dầu mỡ vào thức ăn, chính dầu mỡ sẽ tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ vitamin D và các vitamin tan trong dầu dễ ra một cách dễ dàng.

Các mẹ cũng cần ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tôm, trứng, sữa và các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm… Bên cạnh đó, cần cho trẻ ăn thật nhiều rau xanh và trái cây, vì nhóm thực phẩm này rất có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ, đồng thời ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Nhung dieu chua biet het ve benh coi xuong o tre

Cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho trẻ bị còi xương, để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ.

Gợi ý 5 món ăn cho trẻ còi xương mẹ có thể làm tại nhà

1. Cháo cá lóc

Nguyên liệu: 1 con cá lóc khoảng 300g, 30g rau cải xoong, 50g gạo, gia vị.

Cách chế biến: Cá làm sạch, đem đi hấp cách thủy, gỡ lấy phần thịt ướp gia vị vừa ăn. Phần xương cá các mẹ có thể nấu thành nước dùng.

Gạo xay thành bột, rau xoong rửa sạch thái thật nhỏ.

Để nấu món cháo cá lóc thơm ngon bạn nên cho bột gạo vào nước dùng cá, đun với lửa nhỏ, khi cháo chín bạn cho tiếp cải xoong vào, cuối cùng là thịt cá, chờ cháo sôi niêm gia vị lại một lần nữa là có thể ăn được.

Nên cho trẻ ăn 2 lần/ngày, cần kéo dài khoảng 20-30 ngày, có thể ăn cách ngày để giảm cảm giác ngán cho trẻ.

2. Cháo lòng

Nguyên liệu: 2 lòng đỏ trứng gà, 50g gạo ngon, gia vị

Cách chế biến: Trứng gà mang đi luộc chín và tách lấy lòng đỏ, sau đó tán thành bột. Gạo rang lên thật vàng tán bột. Khi có đủ 2 nguyên liệu, bạn mang chúng trộn đều với nhau, sau đó đun sôi với một lượng nước vừa đủ, niêm gia vị sao cho vừa ăn là được.

Món cháo này bạn nên cho trẻ ăn khi đói, trong vòng 20-30 ngày.

Nhung dieu chua biet het ve benh coi xuong o tre

Bạn nên cho trẻ ăn cháo lòng đỏ trứng khi đói, và ăn kéo dài khoảng 20-30 ngày.

3. Cháo tôm

Nguyên liệu: 150g tôm, 50g gạo, gia vị

Cách chế biến: Tôm rửa sạch, bóc vỏ. Sau đó lấy thịt tôm giã nhỏ, vỏ tôm sấy khô tán thành bột, gạo rang xay thành bột. Tất cả trộn đều và nấu với nước sôi, niêm gia vị. Khi cháo sôi, đảo đều, niêm lại lần nữa là được.

Cháo tôm cần cho trẻ ăn khi đói, và kéo dài trong vòng 1 tháng mới có hiệu quả.

4. Cháo sụn heo

Nguyên liệu: 100g xương sụn heo, 50g gạo, gia vị

Cách chế biến: Xương sụn heo rửa sạch, xay nhỏ thật mịn như bột, thêm một ít gia vị vào ướp sau đó xào chín. Gạo xay thành bột. Chuẩn bị nồi cho khoảng 150ml nước đun với lửa nhỏ, lần lượt cho sụn heo vào đun đến khi nhừ mới tiếp tục cho gạo xay vào đảo đều. Khi cháo chín bạn niêm lại gia vị một lần cuối trước khi cho trẻ ăn.

Cho trẻ em ngày 2 lần lúc đói. Ăn trong vòng 15-20 ngày.

5. Canh xương bò

Nhung dieu chua biet het ve benh coi xuong o tre

Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc lấy nước dùng nấu cháo cũng rất tốt. Nên cho trẻ ăn 1 lần trong ngày khi đói.

Nguyên liệu: 1kg xương bò, 500g cà rốt, 200g cà chua, 200g bắp cải, 1 củ hành tây, gia vị

Cách chế biến: Xương bò rửa sạch chặt thành miếng tô, cho vào nước sôi khoảng 5 phút, vớt ra để ráo. Các loại rau củ còn lại các bạn mang đi rửa sạch cắt lát. Bắt đầu chế biến, các bạn cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng cho dầu ăn và hành tây vào phi thơm, thêm nước vào, sau đó lần lượt cho xương bò, cà rốt, cà chua và bắp cải, niêm gia vị vừa ăn và nấu trong vòng 3 tiếng.

Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc lấy nước dùng nấu cháo cũng rất tốt. Nên cho trẻ ăn 1 lần trong ngày khi đói.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các mẹ nắm vững được dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương, từ đó có những điều chỉnh trong chế độ ăn uống, sinh hoạt để trẻ nhà mình phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học cũng có thể sẽ giúp trẻ ngăn ngừa và điều trị bệnh còi xương một cách hiệu quả. Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe!

Thiện Thanh

Theo Tạp chí Sống Khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

cach lam ke toan thue