Bách khoa sức khỏe

07-12-2018 00:00:00

Giải đáp thắc mắc từ A-Z về bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến thường được cảnh báo là rất khó chữa nhưng kiên trì áp dụng 7 cách sau sẽ giúp cho bệnh  được cải thiện tốt hơn.

Vảy nến là một bệnh da liễu. Cơ chế gây bệnh là do tự miễn, khi các tế bào miễn dịch lympho nhận nhầm da là một cơ quan ngoại lai cần đào thải, do đó đây không phải là một bệnh lây nhiễm.

Biểu hiện sang thương vảy nến rất đa dạng. Vùng da bị ảnh hưởng thường là nơi ma sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối, chân tóc... Tuy nhiên, những thể bệnh vảy nến toàn thân nặng gây ảnh thưởng rất trầm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.

Giai dap thac mac tu A-Z ve benh vay nen

Ảnh minh họa người bị vảy nến

Bệnh vẩy nến là gì?

Vẩy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.

Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bạn bị béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Đôi khi, vảy nến có thể xuất hiện mà không có lí do rõ ràng.

Nguyên nhân của bệnh vẩy nến

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh vảy nến, nhưng vảy nến có thể do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể gây ra. Cụ thể hơn, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhận nhầm các tế bào khỏe mạnh là những “kẻ thù”. Vì vậy, các tế bào T này tấn công các tế bào khỏe mạnh, làm cho chúng bị tổn thương.

Dấu hiếu của bệnh vẩy nến

Các dấu hiệu bệnh vảy nến có thể khác nhau ở nhiều người, bao gồm một hoặc các triệu chứng sau:

- Vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng;

- Có thể xuất hiện những vết nứt đau;

- Da khô, nứt, có thể chảy máu;

- Ngứa, đỏ da và lở loét da;

- Sưng và cứng khớp.

Vảy nến là bệnh tương đối phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là như nhau. Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các phương pháp điều trị vẩy nến

Vảy nến da đầu, ở mặt, ở cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, và những nếp gấp giữa bụng là những nơi người bệnh thường thấy bệnh xuất hiện. Móng tay và móng chân là những nơi thường bị tổn thương. Ngoài ra còn xuất hiện viêm da cơ địa bạn cần có biện pháp phòng ngừa.

Không có phương pháp nào giúp chữa bệnh vảy nến hoàn toàn, tuy nhiên các biện pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Bạn nên tránh những thứ có thể kích thích vẩy nến bùng phát và nên sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Những biện pháp thông thường bao gồm giữ vệ sinh da, tránh tổn thương da và khô da, tiếp xúc với nắng vừa phải hoặc tắm bột yến mạch.

Cách trị bệnh vảy nến thể nhẹ và vừa, bạn nên dùng kem thoa chuyên dùng, kem dưỡng da, xà phòng và dầu chứa nhựa than đá. Những thứ này sẽ giúp giảm viêm (mẫn đỏ), đóng vảy, và ngứa. Thuốc chứa steroid và những thuốc chống viêm khác dành cho da (dùng tại chỗ) để điều trị những trường hợp từ nhẹ đến vừa và kết hợp với các phương pháp khác để điều trị những trường hợp nặng.

Những phương pháp khác bác sĩ có thể áp dụng điều trị cho bạn bao gồm axit salicylic (tẩy lớp mài), PUVA (psoralen và chiếu tia cực tím A), thuốc ức chế miễn dịch (như methotrexate, isotretinoin), thuốc chống dị ứng (trị ngứa) và kháng sinh (để tránh nhiễm khuẩn khác).

7 cách dưới đây giúp giảm vảy nến

1. Làm ẩm da

Khi nói về cách trị bệnh vẩy nến, điều đầu tiên là bạn phải nghĩ ngay đến việc làm ẩm làn da của mình bởi da càng khô thì vẩy nến càng phát triển và rất khó điều trị. Bạn nên tìm mua các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da để làm giảm tấy đỏ, giảm khô da và trị những chỗ da bị ngứa.

2. Dùng dầu olive

Dầu olive từ lâu đã được biết đến là một loại mỹ phẩm dưỡng ẩm hoàn toàn từ tự nhiên, giúp da trở mềm mại và nuôi dưỡng da. Ăn quả olive hoặc bôi dầu olive lên da cũng là một cách dễ dàng để trị bệnh vẩy nến.

3. Làm ẩm không khí

Không khí khô có thể phá hỏng tất cả các loại da, khiến mắt khô, môi khô và chắc chắn sẽ làm da vẩy nến trở nên trầm trọng hơn. Cách tốt nhất cho sức khỏe của bạn là sắm ngay một chiếc máy tạo độ ẩm vừa giúp bạn ngừa cảm cúm mà còn làm ẩm da.

4. Tắm nắng

Các bác sỹ da liễu luôn khuyên bệnh nhân của mình nên tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng sớm bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể điều trị bệnh vẩy nến. Với phương pháp này, nhất thiết bạn phải bôi kem chống nắng vào những vùng da không bị vảy nến trước khi ra ngoài nắng. Thời gian đầu làm quen, bạn chỉ cần phơi 10 phút ngoài nắng, sau đó tăng lượng thời gian lên khoảng 20-30 phút.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng cách này để tránh làm tổn thương da.

5. Dùng giấm táo

Bạn có thể dùng giấm táo để ngâm ngón tay hoặc ngón chân bị vảy nến hoặc dùng miếng bông cotton thấm vào giấm táo rồi thoa lên những chỗ bị vảy nến. Ngoài ra, bạn còn có thể hòa một cốc nước dấm táo với khoảng 4l nước, thấm một miếng khăn và lau lên làn da.

6. Sử dụng plastic

Nghe có vẻ kỳ cục nhưng nó thực sự dễ làm và được nhiều người nói rằng kết quả rất tốt. Những gì bạn cần làm là bôi thuốc tại những vùng da vảy nến theo chỉ dẫn của bác sỹ như, sau đó lấy một miếng plastic quấn lại. Thủ thuật đơn giản này sẽ giúp thuốc ngấm sâu vào da và giúp vùng da đó được giữ ẩm lâu hơn.

7. Bôi gel lô hội

Lô hội đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước để điều trị bỏng, chữa lành vết thương và làm dịu da. Lô hội cũng là một chất dưỡng ẩm tự nhiên tuyệt vời giúp làn da trở nên khỏe mạnh và săn chắc.

Thoa gel lô hội lên vùng da bị vảy nên chính là một cách hiệu quả và rẻ tiền khác để điều trị bệnh vảy nến. Bạn có thể mua gel lô hội bán sẵn trong các cửa hàng mỹ phẩm hoặc đơn giản hơn là cắt một lá lô hội và lấy chất gel trong lá ra để thoa lên da.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vảy nến?

Nếu bạn có các yếu tố sau đây, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc vảy nến:

- Có tổn thương trên da như vết cắt, trầy, vết cắn của côn trùng hoặc bị cháy nắng.

- Uống quá nhiều rượu.

- Hút thuốc.

- Căng thẳng, stress.

- Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ (ví dụ như trong tuổi dậy thì và mãn kinh).

- Uống một số loại thuốc như Lithium, một số loại thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm bao gồm Ibuprofen, thuốc ức chế men chuyển (được sử dụng để điều trị cao huyết áp) và thuốc chẹn beta (được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết).

- Viêm họng.

- Rối loạn miễn dịch khác, chẳng hạn như HIV, làm cho bệnh vảy nến dễ bùng lên hoặc khởi phát.

Hạ Thiên

Theo tạp chí Sống Khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

kế toán doanh nghiệp