Bách khoa sức khỏe

01-02-2020 00:00:00

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh hiểm nghèo về tim mạch vành, tai biến mạch máu não… Vậy bệnh tiểu đường có chữa được không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.

Bệnh tiểu đường là tình trạng dối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong máu khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể dẫn tới tế bào trong cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính rất khó điều trị, vì đường huyết của con người thay đổi dựa vào từng thời điểm nên rất khó ổn đinh một khi đã mắc phải. Vấn đề trồi sụt đường huyết được ví như cơn ác mộng của người mắc bệnh tiểu đường. Quá trình điều trị bệnh tiểu đường là quá trình kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định phù hợp, không ở mức độ cao bởi đường huyết cao quá mức sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ở người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh tiểu đường hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh thuốc về vấn đề nội sinh bị thay đổi - cụ thể là việc insulin mất chức năng dẫn dường vào các tế bào. Bệnh khó có thể chữa trị một cách dứt điểm bởi vậy nên cần có thuốc hỗ trợ giúp lượng đường huyết ổn định và bảo vệ chức năng của tuyến tụy về lâu dài.

Việc có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường hay không phụ thuộc nhiều vào bệnh nhân trong ý thức điều trị bệnh. Điều này thể hiện ở chế độ ăn uống, luyện tập, sử dụng thuốc men phù hợp.

Benh tieu duong co chua duoc khong?

Mất bao lâu mới chữa được tiểu đường

Tiểu đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa, hiện chưa có phương pháp nào giúp điều trị khỏi hẳn.

Một số bệnh nhân sau khi được chẩn đoán đái tháo đường và điều trị một thời gian, cơ thể có thể kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục mà chưa cần phải dùng thuốc hạ đường huyết. Tình trạng này cũng gây ngộ nhận là đã chữa khỏi bệnh đái tháo đường. Thực tế là bệnh mới chỉ được kiểm soát tốt bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục. Trong trường hợp ấy, dù không dùng thuốc hạ đường huyết, bệnh nhân vẫn cần đến khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra đường huyết thường xuyên và dùng thêm thuốc hạ đường huyết khi cần thiết.

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no, ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải các chất carbohydrate. Ngoài ra cũng hạn chế ăn mặn.

- Hạn chế các loại bia, rượu. Nên chỉ uống với số lượng ít, vừa phải. Nếu nghiện rượu nặng hãy cai một cách dần dần, từ từ, lưu ý không được dừng một cách đột ngột.

- Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn: phải tập ít nhất 20-40 phút/ ngày và ít nhất 3 – 4 lần/ tuần tùy theo thể trạng.

- Kiểm tra đường máu thường xuyên, duy trì đường máu trong giới hạn được khuyến cáo.

- Tuyệt đối không được hút thuốc lá.

- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để có được sự tư vấn kịp thời.

- Đi khám mắt định kỳ.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.

- Luôn có thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống.

Để chữa khỏi tiểu đường cần tuân thủ rất nghiêm ngặt chế độ ăn uống nên người bệnh phải có một ý chí kiên cường và nhẫn nại. Chữa trị tiểu đường là một “cuộc chiến” dai dẳng đối với cả người bệnh lẫn bác sĩ.

Thanh Quế

Theo tạp chí Sống Khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu ke toan tai da nang