Bách khoa sức khỏe

10-01-2020 15:00:00

Thường xuyên ăn cháo, cẩn thận mắc bệnh dạ dày, tiểu đường

Mặc dù cháo tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày nhưng nếu ăn liên tục ngày 3 bữa trong thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Do là thực phẩm bán lỏng nên cháo rất nhanh sẽ đi vào ruột non mà không cần nhai nhiều, vì vậy mà nhu động dạ dày có thể xử lý dễ dàng, giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng để bổ sung năng lượng. Người già, trẻ em và người sau phẫu thuật như sinh mổ, mổ ruột thừa,... thường được khuyên nên ăn cháo để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe của dạ dày.

Thuong xuyen an chao, can than mac benh da day, tieu duong

Tuy nhiên, cháo không phải là món ăn thực sự lành mạnh, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 tác hại khi ăn cháo trong thời gian dài:

1. Tăng cân

Thông thường, trong 100g gạo có chứa 28g carbohydrate và loại carbohydrate chủ yếu là tinh bột. Hàm lượng carbohydrate tốt (chất xơ) rất nhỏ, chỉ chiếm 0,4g, đồng thời lượng protein rất nhỏ (2,7g) và các khoáng chất khác thậm chí còn ít hơn.

Do đó, chất dinh dưỡng chính của cháo là tinh bột nên sau khi được tiêu hóa, nó sẽ nhanh chóng biến thành đường. Hay nói cách khác, một bát cháo chính là một bát nước đường. Vì vậy, nếu ăn nhiều cháo trong thời gian dài, cơ thể sẽ không nạp được chất dinh dưỡng nào, mà chỉ làm tăng lượng đường trong máu và insulin, khiến bạn tăng cân, béo phì.

2. Tổn thương dạ dày

Thuong xuyen an chao, can than mac benh da day, tieu duong

Mặc dù có tác dụng nhất định trong việc nuôi dưỡng dạ dày nhưng nếu ăn cháo lâu dài sẽ làm giảm hành động nhai và sự tiết nước bọt. Điều này không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do nhiều enzyme trong nước bọt đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu.

Ngoài ra, do cháo là thức ăn bán lỏng nên nó sẽ khiến tốc độ làm rỗng dạ dày được đẩy nhanh, thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày cũng rút ngắn lại. Việc này khiến nhu động của dạ dày và chức năng tiêu hóa tự nhiên sẽ bị suy giảm dần theo thời gian.

Đặc biệt, những người có triệu chứng như trào ngược axit và ợ nóng hoặc bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và dạ dày chảy xệ không nên ăn cháo. Bởi ăn cháo sẽ làm cho chứng ợ nóng và các triệu chứng trào ngược axit tồi tệ hơn.

3. Gây ra bệnh tiểu đường

Cháo thực sự dễ tiêu hóa hơn so với cơm, nhưng nó lại có chỉ số đường huyết cao hơn cơm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể, chỉ số đường huyết trong cơm là 72, trong khi đó ở cháo là 88.

Thuong xuyen an chao, can than mac benh da day, tieu duongPhóng to

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Theo một nghiên cứu ở Trung Quốc, tỷ lệ người già mắc bệnh Alzheimer ngày càng có độ tuổi thấp hơn và nguyên nhân có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống. Điều này là do những người già thường thích ăn cháo, mì và gạo.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, ăn quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate như cháo, cơm và ăn quá ít chất béo, protein có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

báo cáo thuế