Bách khoa sức khỏe
06-06-2018 09:21:03
5 loại rau thơm có tác dụng chữa bệnh hiệu quả
Bên cạnh rau xanh thì rau thơm cũng là một loại thực phẩm được dùng nhiều trong các bữa ăn. Rau thơm không chỉ làm tăng hương vị và độ hấp dẫn cho món ăn mà còn có tác dụng phòng ngừa và chữa một số chứng bệnh thường gặp. Vậy những loại rau thơm nào tốt cho sức khỏe?
- 9 loại rau củ quả ăn luôn cả vỏ còn tốt hơn phần ruột
- 4 nguyên tắc đơn giản để rau không “mất chất”
- Ba loại 'rau cứu mạng' nên ăn nhiều
- Bảo vệ mắt cùng 4 loại rau củ
1. Rau răm
Rau răm có vị cay, tính ấm, không độc, chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotene, vitamin C, E, flavonoid, catechin… giúp cải thiện hệ miễn dịch và thanh lọc cơ thể nhanh chóng, hiệu quả.
Cây rau răm có tên gọi khác là thủy liễu, hương lục, là loại rau thơm được trồng khắp mọi nơi và thường được dùng làm rau ăn sống hoặc ăn kèm nhiều món khác nhau.
Đặc tính của rau răm là loại có vị cay, tính ấm, không độc, chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotene, vitamin C, E, flavonoid, catechin… giúp cải thiện hệ miễn dịch và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Do có tính ấm nên râu răm giúp ích rất nhiều trong việc giữ ấm bụng, sát trùng, tính hàn và dễ tiêu. Đồng thời, còn có lợi trong việc làm sáng mắt, lợi khí, bổ não, mạnh gân cốt…
Bạn có thể sử dụng rau răm để trị chứng say nắng bằng cách kết hợp với 30g sâm bố chính tẩm nước gừng, 16g đinh lăng, 10g mạch môn. Tất cả đem sao vàng, sắc với 600ml nước cô lại còn 300ml, uống ngày 2 lần.
Hoặc có thể dùng 15-20g rau răm tươi lấy cả thân và lá, rửa sạch, vắt lấy nước uống thường xuyên sẽ trị được chứng tiêu hóa kém một cách hiệu quả.
2. Tía tô
Rau tía tô thường được biết đến với tên gọi khác là tử tô, xích tô, bạch tô. Cây tía tô là một loại rau thơm có nhiều lợi ích khi được tận dụng toàn bộ để làm thuốc chữa bệnh.
Ngoài vitamin A, C thì tía tô còn chứa nhiều khoáng chất như Ca, Fe, P,… bên cạnh đó, rau tía tô còn chứa một lượng lớn tinh dầu như hydrocumin, bergamoten, linalool perrillaldehyd, linonen,…
Thường xuyên sử dụng rau tía tô sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được các chứng cảm cúm, ho, hạn chế dị ứng, chữa đầy hơi, khó tiêu, trào ngược axit, ợ chua,… đồng thời tăng cường hệ miễn hệ, hỗ trợ tiêu hóa giúp hóa trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
Bạn có thể sử dụng rau tía tô đề điều trị các chứng bệnh như:
Cảm cúm không ra mồ hôi, ho nặng: Bạn có thể nấu một nồi cháo bình thường, sau đó sử dụng một ít lá tía tô cắt nhỏ cho vào cháo và ăn nóng, sau đó giữ ấm cơ thể cho ra mồ hôi, bệnh sẽ chóng khỏi.
Chữa trúng độc khi ăn hải sản: Nhiều người có cơ địa nhạy cảm với các loại hải sản, chính vì thế khi ăn vào cơ thể thường nổi mẩn đỏ khắp cơ thể. Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần lấy ngay một ít lá tía tô giã hoặc xay lấy nước uống, còn bã lấy đắp lên chỗ ngứa.
Chữa táo bón lâu ngày cho người già và người cơ thể suy yếu: sử dụng 15g hạt tía tô, 15g hạt hẹ giã nhỏ, trộn đều với nhau, cho thêm nước. Sau đó lọc lấy nước, sử dụng nước đó nấu cháo ăn sẽ rất có hiệu quả.
3. Thì là
Để trị đau bụng, khó tiêu nhanh chóng bạn chỉ cần nhai kĩ quả thì là rồi nuốt cùng với nước.
Nằm thứ 3 trong danh sách những loại rau thơm tốt cho sức khỏelà cây thì là, còn được biết đến với các tên là thời la, đông phong.
Từ xa xưa thì là được biết đến như một vị thuốc rất thông dùng khi polyacelenes có trong thì là có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.Thường xuyên sử dụng thì là cho các món ăn cũng mang đến lợi ích to lớn, giúp kích thích nhu động ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giải quyết các vấn đề hệ tiêu hóa đang vướng phải.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thì là còn giúp giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, bảo vệ tim mạch của bạn tốt hơn. Riêng đối với những người gặp vấn đề về xương khớp cần bổ sung thì là vào thực đơn vì chúng giàu canxi giúp ngăn ngừa loãng xương, bảo vệ xương chắc khỏe.
Bạn có biết thì là giúp trị chứng tiểu rắt (són tiểu) vô cùng hiệu quả bằng cách sử dụng một ít thì là đã tẩm nước muối, đem sao vàng, tán thành bột. Để sử dụng bạn chỉ cần lấy loại bột trên ăn cùng với thức ăn. Kiên trì sử dụng trong một thời gian dài chứng són tiểu của bạn sẽ được dẹp dọn.
Đồng thời hạt thì là tươi đem giã, vắt lấy nước uống hoặc dùng hạt phơi khô, tán thành bột, sắt lấy nước uống sẽ trị được chứng sốt rét ác tính rất hữu hiệu.
Ngoài ra, khi nhai kĩ quả thì là rồi nuốt cùng với nước sẽ đánh tan được chứng đau bụng, khó tiêu nhanh chóng.
4. Ngò rí
Cây ngò rí hay là ngò ta, hương tuy,… là loại rau thơm có vị cay, tính ấm, chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt… vì thế sẽ hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày và bổ máu.
Việc thường xuyên ăn nhiều ngò rí giúp cơ thể giải cảm, chữa ngạt mũi, long đờm, hạ sốt. Cũng giống như thì là, rau mùi cũng giúp hạ cholesterol xấu trong máu một cách hiệu quả, đồng thời axid ascorbic trong ngó rí cũng giúp tăng cường khả năng lọc máu.
Bạn có thể sử dụng một nắm hạt ngò rí, đem sao vàng, tán nhỏ, sau đó pha với nước uống, mỗi lần uống nên pha từ 7-8g, ngày uống 2 lần để trị chứng kiết lị.
Bên cạnh đó, việc kết hợp ngò rí với rau húng chanh cho vào ngâm cùng nước muối pha loãng, sau đó nhai trực tiếp, rồi nuốt cả bã và nước sẽ rất công hiệu để trị chứng loét niêm mạc lưỡi.
Rau ngò rí cũng giúp hạ cholesterol xấu trong máu một cách hiệu quả, đồng thời axid ascorbic trong ngò rí cũng giúp tăng cường khả năng lọc máu.
5. Rau diếp cá
Rau diếp cá hay có tên gọi khác là giấp cá, dấp cá, lá giấp, rau giấp. Tên khoa học là Houttuynia cordata, là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae.Ở nước ta, rau diếp cá rất dễ mọc, thường mọc hoang ở những chỗ ẩm ướt, và chúng rất dễ sống, không cần phải cầu kì chăm sóc như những loại rau khác.Nhưng giá trị dinh dưỡng vô cùng dồi dào khi chứa nhiều vitamin K, giúp xương chắc khỏe và hạn chế thấp nhất những tổn thương não và bệnh Alzheimer.
Sử dụng rau diếp cá vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp tiêu trừ độc tố và thanh lọc cơ thể, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh tế bào bạch huyết, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một trong những công dụng tuyệt vời của cây diếp cá là chữa chứng táo bón hiệu quả, vì nhờ có nhiều chất xơ hòa tan và có tính mát. Song song đó ăn rau diếp cá còn làm bền thành mạch, tránh viêm nhiễm tại vùng hậu môn, hạn chế sa búi trĩ, chữa bệnh trĩ hiệu quả.
Bạn có thể kết hợp các nguyên liệu như 20g rau diếp cá với 10g bồ kết và 1 củ tỏi bóc vỏ nấu với một lượng nước vừa phải trong 10 phút, lấy hỗn hợp nước đó đem xông hoặc rửa vùng kín, thực hiện liên tục 7 ngày mỗi ngày 1 lần. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Chỉ cần lấy 30g rau diếp cá tươi xay nhuyễn nấu chung với 1/2 chén nước trong vòng 5 phút. Để nguội hẳn rồi lấy nước cho bé uống, còn bã lấy đắp 2 bên thái dương. Thực hiện cách này cơn sốt của con bạn sẽ hạ nhiệt nhanh chóng.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết đượcrau thơm nào tốt cho sức khỏe. Hãy thường xuyên sử dụng chúng vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh bạn nhé. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Thiện Thanh
Theo Tạp chí Sống Khỏe