Bách khoa sức khỏe

15-08-2019 15:00:00

Tác hại của tia cực tím đối với con người

Bức xạ UV (hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại, tia UV) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X và chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tia UV có thể gây ra một số bệnh lí về da và mắt như sạm nám da, ung thư da, thoái háo điểm vàng, hạt kết giác mạc, suy giảm thị lực...

Theo các nghiên cứu, phổ của tia cực tím bao gồm:

- Tia UVC là vùng tia UV có năng lượng cao nhất

- Tia UVB có năng lượng thấp hơn vùng tia UVC

- Tia UVA có năng lượng thấp hơn vùng tia UVB và UVC.

Tia UVC là vùng bức xạ có năng lượng cao nhất, có khả năng gây ra những tổn hại lớn nhất cho cơ thể con người. Thông thường, loại tia này bị tầng ozone ngăn chặn không cho chiếu lọt xuống Trái đất.

Tac hai cua tia cuc tim doi voi con nguoi

Ảnh minh họa

Nhưng ngày nay, do những tác động tiêu cực từ con người và môi trường, tầng ozone ngày càng mỏng đi khiến tia UVC lọt qua, gây ra những hệ quả trầm trọng. Bên cạnh đó, tia UVB có thể đi quyên qua tầng bảo vệ ozone nhưng chỉ chiếm 3% tổng lượng bức xạ.

Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa sắc tố da melanin, nguyên nhân khiến da bạn trở nên sạm đen, tiếp xúc với UVB cường độ lớn có thể tạo nếp nhăn hoặc ung thư da.

Không những gây hại tới làn da mà đôi mắt cũng là đối tượng bị tia UVB gây tổn thương nhiều nhất. Giác mạc của chúng ta hấp thu hầu hết các bức xạ UVB này nên chúng không phải là nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng mà chủ yếu gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng.

Mặt khác, tia UVA là tia có lượng bức xạ cực tím nhiều nhất (chiếm tới 97%) và dễ dàng đi xuyên qua tầng ozone. Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc, đi vào thủy tinh thể hay võng mạc. Nếu phơi dưới bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa điểm vàng.

Các nghiên cứu mới còn cho thấy rằng, không chỉ có tia cực tím mới gây tổn hại đến sức khỏe của con người, mà vùng bức xạ nhìn thấy có năng lượng cao có trong ánh sáng mặt trời (the sun's high-energy visible radiation), viết tắt là bức xạ HEV (hay còn gọi là vùng ánh sáng xanh - bluelight) cũng có thể làm gia tăng các nguy cơ tổn hại trong một thời gian dài. Mặc dù tia HEV có bước sóng dài hơn (cỡ 400-500nm) và có năng lượng thấp hơn tia UV nhưng chúng cực kỳ dễ dàng vượt qua cả giác mạc lẫn thủy tinh thể xâm nhập vào tận sâu bên trong mắt gây tổn thương võng mạc.

Mức độ ảnh hưởng của tia UV và HEV phụ thuộc các yếu tố:

- Khung cảnh, môi trường: Mức độ UV, HEV thường lớn ở những nơi có không gian rộng, đặc biệt khi có những bề mặt phản xạ cao, như mặt tuyết và mặt cát. Bóng râm hoặc nhà cao tầng cũng góp phần giảm thiểu tia UV.

- Độ cao so với mực nước biển: độ cao địa lí tỉ lệ thuận với cường độ tia UV

- Vị trí địa lý: các khu vực gần xích đạo nhận nhiều ánh sáng mặt trời cũng như tia UV hơn.

- Thời gian trong ngày: bức xạ UV, HEV thường cao vào những giờ buổi trưa khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, thường khoảng từ 10h sáng đến 2h chiều.

- Bóng râm của các đám mây hầu như không hề làm ảnh hưởng đến mức độ UV: Các nguy cơ phơi nhiễm UV giảm không đáng kể kể cả trong những ngày sương mù hay râm mát, vì tia UV có thể xuyên qua các đám mây.

- Các loại dược phẩm cũng có tác dụng hạn chế sự ảnh hưởng: Các loại dược phẩm như Tetracycline, Sulfa drugs, Birth control pills, Diuretics hay Tranquilizers, có thể làm tăng sức đề kháng của con người đối với các bức xạ UV và HEV.

Thanh Ngân

Theo tạp chí Sống Khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

kế toán bán thời gian