Bách khoa sức khỏe

31-03-2022 00:00:00

Cảnh báo tổn thương khi ngủ trưa sai tư thế, đặc biệt đối với dân văn phòng

Gần một nửa số người có thói quen nghỉ trưa. Trong số đó, giường và bàn là những lựa chọn phổ biến nhất để nghỉ trưa. Mới đây, một phụ nữ Trung Quốc đã bị liệt tay phải sau khi ngủ trưa trên cánh tay suốt 1 tiếng đồng hồ đã khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi.

Ngủ trưa sai tư thế khủng khiếp như thế nào?

1. Nằm sấp khi ngủ, kê tay khi ngủ dễ gây tê tay hoặc liệt tay

Người phụ nữ ngủ trưa trên cánh tay trong 1 giờ bị liệt tay phải là một chứng khó chịu về tư thế ngủ trưa điển hình, và sau khi ngủ khoảng 1 giờ về cơ bản là một giấc ngủ sâu.

Canh bao ton thuong khi ngu trua sai tu the, dac biet doi voi dan van phong

Người phụ nữ ngủ trưa trên cánh tay trong 1 giờ bị liệt tay phải là một chứng khó chịu về tư thế ngủ trưa điển hình.

Lúc này, các cơ toàn thân được thả lỏng, nằm tựa vào tay khiến cả hệ tuần hoàn máu và hệ thần kinh đều bị ảnh hưởng nên khi ngủ dậy sẽ bị tê tay chân, hoặc thậm chí liệt tay trong thời gian ngắn, và cũng có thể có các triệu chứng khó chịu như đau cổ.

2. Nằm sấp hoặc nằm ngửa khi ngủ trong tư thế ngồi dễ gây chóng mặt, nhức đầu và ngạt thở

Do sự trật khớp tạm thời của các đốt sống cổ, ngực và thắt lưng ở vùng cột sống nên sẽ gây chóng mặt và nhức đầu, một số còn có thể gây khó thở, ngáy hoặc ngạt thở.

3. Ghế ngồi không cố định, chợp mắt sau khi ngả lưng, lâu ngày có thể gây thoái hóa đốt sống lưng hoặc thoái hóa đốt sống cổ

Điều kiện ngủ trưa ở văn phòng bị hạn chế. Chúng ta biết rằng ngủ trên bàn làm việc là không tốt. Có thể mọi người sẽ nằm ngửa khi ngủ, nhưng hiện nay nhiều loại ghế đơn có bánh xe và có thể di chuyển bất cứ lúc nào.

Khi bạn chợp mắt, nằm ngửa, bạn sẽ thấy tư thế ngủ thoải mái với mình, ghế chuyển động, đầu chuyển động, thắt lưng và cổ có thể di chuyển theo cơ thể.

Nhưng nghiêm trọng là khi ngủ dậy rất dễ bị khó chịu vùng cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ, về lâu dài có nguy cơ gây thoái hóa đốt sống lưng hoặc thoái hóa đốt sống cổ.

Canh bao ton thuong khi ngu trua sai tu the, dac biet doi voi dan van phong

Ghế ngồi không cố định, chợp mắt sau khi ngả lưng, lâu ngày có thể gây thoái hóa đốt sống lưng hoặc thoái hóa đốt sống cổ

Làm thế nào để ngủ trưa khỏe mạnh?

Về tư thế ngủ trưa, nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên tìm chỗ nằm, ngủ cho thoải mái. Nếu không có điều kiện thì ngồi trên ghế hoặc ngủ dựa lưng vào tường một lúc, nhưng chú ý giữ ấm, tránh lạnh cho cơ thể.

Một điều nữa cần được nhấn mạnh là thời gian ngủ trưa. Thời gian ngủ trưa không nên quá dài, để không ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi vào ban đêm và gây mất ngủ. Thông thường, thời gian ngủ trưa được khuyến cáo là 15-30 phút, tốt nhất là không quá 1 giờ.

Bạn cũng không được ngủ trưa ngay sau khi ăn. Nhiều người ngay lập tức vào chế độ ngủ trưa sau khi ăn xong. Tuy nhiên, sau bữa trưa, dạ dày chứa đầy thức ăn chưa kịp tiêu hóa, cơ thể đang vận động.

Ngủ trưa vào thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa bình thường của dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược axit. Tình trạng khó chịu như vậy, lâu ngày dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

Tốt nhất bạn nên đi bộ ra ngoài khoảng 15-30 phút sau khi ăn để giảm các phản ứng có hại cho hệ tiêu hóa do giấc ngủ ngắn gây ra.

Đặc biệt, những người bị mất ngủ không nên ngủ trưa, vì sẽ ảnh hưởng đến thời gian ngủ vào ban đêm. Ban đêm mất ngủ sẽ gây lo lắng và làm tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn.

Người lớn và trẻ sơ sinh nên ngủ trưa, người lớn không nên ngủ quá 1 giờ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ngủ trưa lâu hơn một chút, hoặc thậm chí để chúng ngủ cho đến khi thức dậy một cách tự nhiên, nhưng đối với học sinh sau giờ học nên tham khảo thời gian dành cho người lớn.

Một giấc ngủ ngăn vào buổi trưa rất có lợi cho sức khỏe. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến khích việc ngủ trưa mỗi ngày khi có điều kiện để phục hồi sức khỏe và sự tập trung vào buổi chiều.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

bao cao thue gtgt