Bách khoa sức khỏe
08-04-2024 17:00:00
Suy thận, căn bệnh nan y xuất phát từ 5 thói quen phổ biến của người Việt
Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Bệnh không chỉ khiến người mắc đau đớn, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống, mà còn có thể tử vong bất cứ lúc nào. Đặc biệt, đây là căn bệnh nan y nguy hiểm có nguồn gốc xuất phát từ những thói quen hàng ngày, mà ai trong chúng ta cũng có thể phạm phải.
- Sỏi thận gây đau đớn vô cùng, để không tái phát bạn nên thực hiện 3 điều sau
- 10 thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho thận bạn không nên bỏ qua
- Bổ sung chất xơ có thể giúp giảm độc tố urê máu ở người mắc bệnh thận
- Các triệu chứng cảnh báo ung thư thận tuyệt đối không được chủ quan
- Không ăn 13 loại thực phẩm này nếu bạn bị thận hư thận yếu
Suy thận là gì
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. |
Thận là cơ quan nằm về phía lưng dưới mỗi người, hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận, trong dó có thới quen phổ biến của nhiều người Việt như:
Ăn quá nhiều thịt
Protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu có thể gây hại cho thận và gây nhiễm toan – tình trạng thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Protein cần thiết cho sự tăng trưởng, bảo trì và sửa chữa tất cả các bộ phận của cơ thể. Trung bình, một người có cân nặng 50kg cần khoảng 40g protein mỗi ngày, tương đương với khoảng 300g thịt. Để phòng ngừa bệnh suy thận, cần duy trì việc tiêu thụ thịt với lượng vừa phải nên cân bằng với trái cây và rau quả.
Ăn quá nhiều muối
Ăn quá nhiều muối dẫn tới huyết áp tăng cao, từ đó gây áp lực cho thận, buộc thận phải làm việc nhiều hơn. Không những vậy, ăn nhiều muối còn gây ra sỏi thận, thận nhiễm mỡ. Việc ăn mặn không chỉ gây hại cho người có tiền sử mắc bệnh thận mà cũng có hại với cả người bình thường. Do đó, chúng ta nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để bảo vệ thận.
Ăn quá nhiều đường, uống nhiều nước ngọt
Đường góp phần gây béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường, hai trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đồ uống có đường thường xuyên sẽ làm tăng Protein trong nước tiểu. Và đây cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh suy thận.
Nước ngọt là loại đồ uống phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều axit với độ pH cao, làm ảnh hưởng đến cơ thể người sử dụng. Độ pH tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nguyên nhân là do bộ phận này là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể. Vì vậy, nếu uống nhiều nước ngọt trong một thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.
Uống quá nhiều rượu
Thường xuyên uống nhiều rượu – hơn 4 ly mỗi ngày – được cho là làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Những người nghiện rượu nặng và hút thuốc thậm chí còn có nguy cơ mắc các vấn đề về thận cao hơn. Những người hút thuốc và nghiện rượu nặng có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao gấp 5 lần so với những người không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới thận. |
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid), có thể làm giảm cơn đau nhức, nhưng chúng có thể gây hại cho thận, đặc biệt có tác động xấu với người đã mắc bệnh thận. Vì vậy, việc sử dụng thuốc đúng cách, theo hướng dẫn là vô cùng quan trọng. Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ để tránh bệnh suy thận.
Uống quá ít nước
Người trưởng thành khỏe mạnh cần khoảng 2L nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động trơn tru. Khi cơ thể bị thiếu nước, hoạt động của hệ tiết niệu sẽ bị đình trệ, nước tiểu bị tích trữ trong bàng quang lâu hơn, các chất độc, cặn thải trong nước tiểu sẽ lắng xuống thận gây sỏi thận. Quá trình này nếu diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, gây suy thận.
Bệnh suy thận ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện, đến khi các dấu hiệu bệnh xuất hiện rõ ràng cũng là lúc bệnh đã trở nặng. Khi thấy các triệu chứng như mệt mỏi, tinh thần uể oải, khó tập trung, da dẻ khô ráp, có cảm giác ngứa ngáy, đi tiểu nhiều hơn bình thường, nước tiểu có các dấu hiệu bất thường như: có màu sẫm, có bọt, tiểu ra máu,… bàn chân, mắt cá chân sưng phù, chán ăn, sút cân thì cần đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin