Bách khoa sức khỏe
07-11-2018 11:00:00
Nguy cơ HỎNG THẬN chỉ vì 10 thói quen hàng ngày nhiều người mắc
Những thói quen hàng ngày rất nhiều người mắc chính là thủ phạm gây hư thận, các bệnh nghiêm trọng khác. Nếu bạn có 3/10 thói quen thì cần xem xét lại ngay, nếu kéo dài sẽ rất có hại cho thận.
- Cảnh báo nguy cơ suy thận nếu ăn nhiều món quẩy chiên
- Bị sỏi thận phải kiêng thức ăn chứa canxi?
- Những bài thuốc giúp làm tan SỎI THẬN từ nguyên liệu thiên nhiên
- Những cách trị sỏi thận tại nhà hiệu quả không cần đến phẫu thuật
- Nguyên tắc giảm cân an toàn cho người huyết áp thấp
- Thực đơn tốt dành riêng cho người CAO HUYẾT ÁP
Thận đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, chúng giúp tạo ra hồng huyết cầu, điều hòa huyết áp, giải độc các cơ quan nội tạng, loại bỏ nước dư thừa và kiểm soát tất cả các khoáng chất thiết yếu trong máu.
Theo BrightSide, dưới đây là danh sách những thói quen phổ biến nhất chắc chắn ai cũng từng làm sẽ gây hại cho thận, lâu dần dẫn tới các bệnh nguy hiểm về thận khó cứu chữa:
10. Nhịn tiểu
Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân chính gây ra vấn đề về thận. Nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu, nước tiểu sẽ ở bàng quang thời gian lâu hơn, và vi khuẩn sẽ nhân nhanh hơn gấp nhiều lần. Vi khuẩn tấn công dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng thận hay tiểu không tự chủ.
9. Ngồi quá lâu
Theo nghiên cứu, nếu bạn ngồi quá lâu mà không di chuyển hay vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên tới 30% so với người thường xuyên vận động, đi lại.
Do hoạt động thể chất thường xuyên liên quan đến việc cải thiện huyết áp và chuyển hóa - hai yếu tố quan trọng giúp thận khỏe mạnh.
Đừng dành 8 tiếng mỗi ngày chỉ để ngồi làm việc, vào buổi trưa hãy bước ra khỏi văn phòng và đi ăn trưa, đi dạo để cơ thể được vận động. Nếu bạn cảm thấy mỏi khi ngồi quá lâu cũng nên đứng dậy đi lại và tập vài động tác nhẹ nhàng.
8. Tập luyện quá sức
Tập luyện quá sức sẽ ảnh hưởng đến cơ bắp, thậm chí có thể phá cơ, tiêu cơ vân dẫn đến sự vận chuyển các chất và dịch trong các mạch máu đến cơ bị tổn thương, tạo nên tình trạng mất nước nặng từ đó có thể gây suy thận.
7. Lạm dụng thuốc giảm đau
Mặc dù các thuốc chống viêm như aspirin hoặc ibuprofen được cho là khá an toàn, nhưng việc sử dụng quá mức thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến thận và thậm chí gây suy thận.
Do thuốc giảm đau không kê toa làm giảm lưu lượng máu đến thận và làm cho chức năng của thận kém hơn, đặc biệt nếu bạn đã bị bệnh thận.
Vì vậy, ngay cả khi bạn bị đau nặng, đừng quên rằng thuốc giảm đau chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn và ở liều thấp nhất có thể.
6. Uống ít nước
Uống đủ nước sẽ giúp thận tạo ra nước tiểu để loại bỏ natri và độc tố ra khỏi cơ thể. Và ngược lại khi uống quá ít nước có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh sỏi thận.
5. Thiếu ngủ
Giấc ngủ không chỉ là lúc bạn nghỉ ngơi mà còn giúp điều chỉnh và điều phối chức năng thận, bởi thận làm việc rất nhiều khi bạn đang ngủ. Vì vậy, nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ làm gián đoạn quá trình này và tăng nguy mắc các bệnh về thận.
Thiếu ngủ cũng có thể gây xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng và tắc nghẽn động mạch. Tình trạng này có thể dẫn đến huyết áp cao có thể làm quá tải thận và gây suy thận theo thời gian.
4. Uống nước có gas không đường
Theo các chuyên gia y tế, việc uống nước có gas không đường (Diet Coke) có liên quan đến tình trạng của thận. Trong năm 2009, một nghiên cứu cho thấy hơn 3.000 phụ nữ uống từ 2 ly nước ngọt Diet Coke mỗi ngày xuất hiện tình trạng suy giảm chức năng thận đáng kể. Do vậy, Diet Coke không hề tốt nếu lạm dụng thức uống này với suy nghĩ giúp giảm cân.
3. Ăn quá nhiều thịt
Việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ sẽ tạo ra rất nhiều axit trong máu có thể gây ra tình trạng nhiễm toan, xuất hiện khi thận không thể giữ cân bằng độ pH.
Theo thời gian có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng và các vấn đề về thận mãn tính.
Thay vì ăn quá nhiều thịt, hãy cố gắng ăn thêm nhiều trái cây và rau quả hơn và tiêu thụ các protein khác nhau như từ trứng, cá, đậu và các loại hạt.
2. Ăn quá mặn hoặc ngọt
95% lượng natri được chuyển hóa bởi thận. Vì vậy, nếu bạn ăn quá mặn, thận sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa, dẫn đến chức năng thận suy giảm và nguy cơ tăng huyết áp.
Ăn quá ngọt cũng sẽ dẫn đến bệnh cao huyết áp, và cả béo phì, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
1. Bỏ qua các bệnh nhiễm trùng thông thường
Khi bị ho, cảm lạnh, cúm hoặc viêm amiđan, cơ thể của bạn tạo ra các protein gọi là kháng thể để chống lại bệnh. Những phân tử này thường lắng xuống trong các phần lọc của thận và gây viêm. Vì vậy, nếu bệnh kéo dài trong một thời gian dài, thận có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Để bảo vệ thận của bạn, hãy điều trị nhiễm khuẩn đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ- nghỉ ngơi sau giờ làm việc, ngủ đủ và sử dụng kháng sinh nếu cần thiết.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe