Bách khoa sức khỏe
29-05-2018 09:01:13
Bỏ túi ngay top 5 công dụng tuyệt vời của nghệ cho sứ khỏe
Từ lâu, người Ấn Độ đã phát hiện ra công dụng tuyệt vời của nghệ như: điều trị viêm loét dạ dày, phòng tránh ung thư, tốt cho não bộ… Và nghệ còn được dùng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày để các bà nội trợ thỏa sức sáng tạo ra những món ăn ngon cho cả nhà.
- Nghệ rất tốt nhưng không dành cho 5 đối tượng này
- Tiêu đen và Nghệ – Kết hợp này có thể cứu ung thư vú
- 1 cốc sữa nghệ giải quyết 12 vấn đề sức khỏe
- Những tác hại tồi tệ khi dùng nghệ làm đẹp sai cách
- Nếu thuộc 1 trong 6 tuýp người sau đây, tốt nhất bạn nên dừng ăn nghệ
- Vì sao muốn trẻ khỏe, xinh đẹp bạn không thể thiếu nghệ?
- Hết viêm khớp nhờ nước ép nghệ
Củ nghệ được trồng khắp Ấn Độ và các vùng khác của châu Á, chúng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như dùng tươi hoặc có thể bột. Bạn có thể sử dụng nghệ để làm cà ri và làm thuốc.
Dawn Jackson Blatner, RDN, một chuyên viên Dinh dưỡng và là tác giả của The Superfood Swap nói: “Chất chống ôxy hóa trong bột nghệ có khả năng ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra và hạn chế hình thành nếp nhăn, các đốm tàn nhang trên da. Vì vậy, tiêu thụ nghệ là biện pháp tuyệt vời để bạn sở hữu một làn sáng mịn, trẻ trung tự nhiên”.
Củ nghệ có nhiều công dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, phòng tránh ung thư, tốt cho não bộ… đồng thời cũng là một trong những gia vị yêu thích của nhiều bà nội trợ |
Curcumin là một trong những thành phần chính của củ nghệ giúp làm ức chế quá trình bài tiết dịch vị, làm giảm lượng axit trong dịch vị (nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày).
Jackson Blatner cũng cho biết: “Tất cả các bệnh về cơ bản đều bắt đầu từ viêm, từ viêm nướu trong miệng đến bệnh viêm loét dạ dày, do đó ý tưởng sử dụng một thìa cà phê bột nghệ mỗi ngày là một điều tốt”.
Giá trị dinh dưỡng của củ nghệ
Theo cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia USDA (Mỹ), một thìa canh bột nghệ có chứa 29 calo, 0,9g protein, 0,3g chất béo và 6,3g carbohydrat (bao gồm 2g chất xơ và 0,3g đường).
Phần bột nghệ bằng 1 thìa canh này cũng cung cấp 26% nhu cầu mangan hàng ngày, 16% nhu cầu sắt, 5% kali và 3% vitamin C.
Củ nghệ đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền Ấn độ Ayurvedic và Trung Quốc để điều trị viêm, bệnh ngoài da, vết thương, bệnh tiêu hóa và bệnh gan.
Dưới đây là một vài công dụng tuyệt vời của nghệ nên cần biết:
1. Củ nghệ có thể giúp cải thiện trí nhớ của bạn
Nghiên cứu được thực hiện tại châu Á cho thấy, với nhóm người thường xuyên sử dụng cà ri trong khẩu phần ăn thường có ưu thế hơn trong việc thực hiện các xét nghiệm chức năng nhận thức (các xét nghiệm đo lường trí nhớ, khoảng chú ý…)so với những người không ăn nhiều gia vị.
Các nhà khoa học đã ghi nhận lợi ích tuyệt vời của củ nghệ và chúng thật sự là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người châu Á. Ví dụ như có thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng cho hệ thần kinh. Vì thế mà tinh nghệ giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Công dụng tuyệt vời của một lần nữa được khẳng định lại trong nghiên cứu vào tháng 3 năm 2018 khi thực hiện ở những người từ 51-84 tuổi cho thấy rằng: những người thường xuyên bổ sung 90 milligram curcumin 2 lần/ngày trong 18 tháng liên tục đã tăng cường trí nhớ so với những người không dùngcurcumin.
Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận những phát hiện này, nhưng các nhà khoa học tin rằng tác dụng chống viêm của chất curcumin trong củ nghệ có thể bảo vệ não khỏi các bệnh liên quan đến trí nhớ như bệnh Alzheimer.
Curcumin trong củ nghệ có thể bảo vệ não khỏi các bệnh liên quan đến trí nhớ như bệnh Alzheimer. |
2. Nghệ có thể ngăn ngừa bệnh tim
Theo đánh giá năm 2017 trên tạp chí Pharmacological Research, Mỹ, các chất chống ôxy hóa và đặc biệt, curcumins có tác dụng điều trị bệnh tim: curcumins sẽ ức chế tạo thành prostaglandin, chất này chính là nguyên nhân gây nên cơn đau tim.
3. Củ nghệ có thể giúp chống lại một số bệnh ung thư
Một đánh giá năm 2015 được công bố trên tạp chí Molecules, Mỹ kết luận rằng chất curcumin có thể có khả năng chống lại một số bệnh ung thư.
Nghệ có tác dụng chống lại những stress ôxy hóa và tác dụng kháng viêm vì vậy có tác dụng dự phòng một số trường hợp ung thư đặc biệt như ung thư tai mũi họng, phổi và vú. Ở Trung Quốc đã dùng nghệ để điều trị giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung song song với các phương pháp điều trị khác.
4. Củ nghệ có thể giúp giảm đau xương khớp
Theo Hội Thấp khớp học, Hoa Kỳ (ACR) cho biết: Viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật ở nước này, ước tính có khoảng 30.8 triệu người Mỹ phải chịu ảnh hưởng. Một đánh giá nghiên cứu năm 2016 cho thấy uống curcumin trong 4 tuần có thể giúp giảm đau xương khớp hiệu quả.
Vì curcumin có trong củ nghệ là một chất chống viêm tự nhiên. Nó giúp kiềm chế việc sản xuất các cytokine gây viêm trong viêm xương khớp, ngăn chặn các hoạt động trao đổi chất của tế bào sụn và ngăn chặn sự xuống cấp của sụn. Nếu sử dụng kèm với các liệu pháp điều trị khác, các chứng bệnh xương khớp sẽ giảm đáng kể.
Thường xuyên sử dụng nghệ có thể cải thiện được tình trạng đau, viêm khớp đang gặp phải. |
5. Nghệ cung cấp nhiều vitamin tốt cho sức khỏe
Trong nghệ có nhiều chất sắt, mangan, kali, vitamin C và vitamin B6 vì vậy dùng nghệ thường xuyên là một cách tốt để giữ gìn sức khỏe. Nghệ được xem “siêu thực phẩm” có tác dụng phòng bệnh tốt.
Hơn thế, nghệ còn chứa rất nhiều các chất như chất chống ôxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm.
Nếu bạn là một fan hâm mộ của nghệ, thì chúng chính là nguồn cảm hứng để bạn có thể sáng tạo nhiều nấu ăn,với nghệ bạn hoàn toàn có thể biến các món ăn nhạt nhẽo trở nên bắt mắt và đầy dinh dưỡng.
Khi dùng nên kèm theo với chất béo, tiêu đen (giúp tăng cường hấp thụ curcumin vào máu). Nghệ dùng cùng với gừng có tác dụng chống viêm tốt. Ở những người có nguy cơ bị sỏi thận không nên dùng nghệ quá nhiều vì làm tăng nồng độ axít oxalic trong nước tiểu.
Gợi ý một số món ăn làm từ nghệ tốt cho sức khỏe:
1. Món ếch xào nghệ
Chỉ với một vài thao tác nhỏ là chúng ta đã có được món ếch xào sả nghệ thơm ngon, bắt mắt cho cả gia đình. Món ăn này rất hợp khi ăn cùng cơm nóng.
Nguyên liệu:
- 300gr ếch.
- 1 củ nghệ tươi, nhỏ.
- 100gr hạt sen.
- 2 tai mộc nhĩ.
- 1 thìa cà phê hành băm.
- 1 thìa cà phê tỏi băm.
- Hạt nêm, dầu ăn.
- 2 thìa nước dùng.
Thực hiện:
- Làm sạch ếch, chặt miếng vừa ăn.
- Gọt vỏ nghệ, giã nhuyễn, vắt lấy nước.
- Ngâm nở mộc nhĩ, cắt vuông.
- Ướp ếch với nghệ, hạt nêm, dầu ăn.
- Luộc chín hạt sen.
- Đun nóng dầu, phi thơm hành, tỏi băm, cho ếch vào xào.
- Thịt vừa săn, cho nước ướp ếch vào, cho nấm, hạt sen, nước dùng vào, đun dưới lửa nhỏ.
1. Món chân gà nướng nghệ
Trong tiết trời mưa ẩm ướt, các món nướng với mùi thơm, vị béo ngậy, màu vàng óng ả luôn hấp dẫn mọi người.
Nguyên liệu:
- 6 chân gà
- 1 củ nghệ nhỏ
- 1 củ cà rốt, 1/2 quả dưa leo
- 1/2 quả ớt Đà Lạt đỏ
- 1 thìa súp tỏi băm
- 1 thìa súp sả băm
- 1 thìa cà phê ớt xay
- Xà lách, 2 thìa súp giấm
- 1 thìa súp đường
- Hạt nêm
- Dầu ăn
Thực hiện:
- Làm sạch chân gà.
- Gọt vỏ nghệ, giã nhuyễn.
- Ướp chân gà với tỏi, sả băm, hạt nêm, ớt xay, nghệ, dầu ăn để 10 phút cho ngấm gia vị.
- Xếp chân gà lên vỉ nướng vàng trên bếp than hoa hoặc cho vào chảo dầu rán vàng. Món này dùng kèm dưa leo hoặc xà lách.
Với những công dụng tuyệt vời của nghệ mang lại, chúng xứng đáng là gia vị hoàn hảo giúp các bà nội tha hồ chế biến nhiều món ăn ngon miệng, hấp dẫn nhưng lạitốt cho sức khỏe.
Những điều cần chú ý khi sử dụng nghệ
Nghệ vàng chỉ có tác dụng khi sử dụng vừa phải. Chất curcumin mặc đù được biết đến với khả năng giảm viêm, chống ôxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cũng gây phản ứng phụ.
Do có tính cay, sử dụng nghệ với liều lớn dài ngày gây kích ứng và loét dạ dày trong những trường hợp rất nặng. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên dùng bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày. Những người bị tắc đường mật hoặc sỏi mật nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nghệ. Không nên uống nghệ cùng với các thuốc làm giảm axit dạ dày.
Nghệ có thể làm giảm đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm bổ sung từ nghệ vì chúng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng các chế phẩm bổ sung từ nghệ. Cụ thể, phụ nữ khi mang thai không nên sử dụng nhiều nghệ vì dễ bị nhiễm độc thai nghén và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu nghệ được dùng quá liều (hơn 10g mỗi ngày) có thể gây nên những cơn co tử cung, thậm chí là sảy thai.
Do nghệ có thể tác động như một chất chống đông máu, không nên ăn, uống chế phẩm bổ sung từ nghệ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật, cũng như không sử dụng cùng với các thuốc chống đông máu.
Thiện Thanh
Theo tạp chí Sống Khỏe