Bách khoa sức khỏe
07-01-2022 00:00:00
Bí kíp chống ung thư từ việc ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày
Tỏi là một gia vị tuyệt vời để thêm hương thơm, hương vị và dinh dưỡng vào món ăn của bạn. một nghiên cứu mới phát hiện những người ăn tỏi sống hai lần mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư xuống một nửa.
- Tỏi tốt cho sức khỏe nhưng bạn đã biết cách ăn tỏi để đạt được lợi ích cao nhất chưa?
- Công thức pha chế nước mắm chấm với sự kết hợp của gừng - ớt - tỏi giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa ung thư hiệu quả
- Trà tỏi – Thức uống khá lạ giúp kiểm soát lượng đường máu hiệu quả
- “Làm sạch” và giảm mỡ máu với CHANH + TỎI
- Những thực phẩm cực độc khi kết hợp cùng tỏi
Nhóm nghiên cứu của trung tâm dự phòng bệnh của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã chọn được hai nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu để so sánh về thói quen ăn uống.
Một nhóm gồm 1.424 bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, một nhóm gồm 4.500 người khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ăn tỏi sẽ giảm 44% nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí việc ăn tỏi sống sau khi hút thuốc cũng có thể khiến nguy cơ ung thư phổi giảm khoảng 30%.
Những người thường xuyên ăn tỏi sẽ giảm 44% nguy cơ mắc ung thư phổi. |
Nhân viên nghiên cứu giải thích rằng allicin trong tỏi có thể ức chế phản ứng viêm trong cơ thể và trở thành một chất chống oxy hóa, làm giảm các tổn thương đối với tế bào cơ thể do tế bào gốc gây ra.
Khi tỏi được nghiền hoặc cắt nhỏ, allicin sẽ được giải phóng và nó sẽ được giữ tốt hơn khi chúng ta ăn sống.
Tỏi được sử dụng để trị một số loại bệnh liên quan đến hệ thống tim và máu. Những vấn đề này bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và.
Tỏi có thể thực sự có hiệu quả trong việc làm chậm sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch và thể điều hòa huyết áp.
Một số người sử dụng tỏi để ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.
Tỏi cũng được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang .
Một số người sử dụng tỏi sống hoặc nước tỏi ép trong nhiều món ăn để tận dụng lợi thế của các lợi ích thu được từ tỏi.
Ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể của bạn, chẳng hạn như: làm sạch cơ thể, tăng cường sức khỏe thận, làm sạch làn da của bạn, hoạt động như một hệ thống tăng cường miễn dịch, chống lại viêm phế quản, kiểm soát sự thèm ăn của bạn.
Tỏi cũng giúp chống lại ho mãn tính và rất tốt để điều trị sỏi thận.
Trên tạp chí Praxis của châu Âu cũng từng công bố một công trình nghiên cứu về loại củ này.
Bác sĩ Piotrowski (Đại học Geniva) đã dùng chất chiết xuất từ củ tỏi để điều trị cho 100 bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp và đạt được hiệu quả giảm huyết áp tốt. 40% trong số này đã cải thiện huyết áp chỉ sau 3-5 ngày.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, tỏi có vị nóng, tính cay.
Khi ăn vào cơ thể, tỏi phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ…
Tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể - kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư…
“Ngoài việc dùng tỏi tươi, bạn có thể dùng tỏi đen.
Đây đang được coi là dược liệu thời thượng.
Qua một công đoạn chế biến, tỏi đen giúp ta phòng chống nhiều bệnh như gút, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là vị thuốc cực quý trong Đông y”, ông Toàn khẳng định.
Vị lương y này cho biết thêm, bạn có thể dùng tỏi đen hoặc tỏi tươi nhưng nên ăn 2 tép tỏi mỗi ngày. Bạn có thể ăn sống, dầm vào nước chấm hàng ngày… đều tốt.
Có thể nói, tỏi vừa là gia vị, vừa là cách dự phòng tốt cho các bệnh mãn tính.
Khuyến cáo khi ăn tỏi
Người mắc bệnh dạ dày
Mặc dù tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng loại dược liệu này một cách dễ dàng.
BS Toàn khuyến cáo: “Tỏi có vị cay, tính nóng, nên nhiều người dùng tỏi bị kích ứng, ví dụ như gây kích thích dạ dày, do đó với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cần ngưng lại hoặc chế biến để dùng sang dạng khác”.
Bạn có thể dùng tỏi đen hoặc dấm tỏi thay vì ăn tỏi tươi. Tỏi đen hiện nay rất phổ biến trên thị trường. Hoặc bạn có thể làm dấm tỏi bằng cách: lấy 100 g tỏi tươi nghiền nhỏ, sau đó hòa với nước cốt chanh.
Với những bệnh nhân viêm gan:
Tỏi không có tác dụng trị bệnh, mà một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Người bị bệnh tiêu chảy
Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Người bị bệnh thận
Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Người có sức đề kháng yếu
Theo kinh nghiệm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.
Phong Vũ
Theo tạp chí Sống Khỏe