Bách khoa sức khỏe
13-06-2024 17:00:00
5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn mà cha mẹ cần lưu ý
Biếng ăn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Để giải quyết hiệu quả vấn đề này, cha mẹ cần nắm rõ 5 yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ sau đây.
- Trẻ bị biếng ăn do tiêu chảy, nhiều cha mẹ lạm dụng men tiêu hoá để giải quyết vấn đề
- Những thực phẩm gây mất sữa ở các mẹ nuôi con nhỏ
- 4 dấu hiệu cho thấy bạn đang nuôi dạy con quá mức và cần phải thay đổi ngay hôm nay
- Đây là 3 kiểu bố mẹ dễ khiến trẻ trầm cảm: Cần thay đổi ngay, đừng để một ngày mất con vĩnh viễn rồi mới hối hận
- Đừng biến mình thành kiểu ‘cha mẹ trực thăng’, kiểm soát con cái mọi lúc mọi nơi
Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể gây ra rất nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Đầu tiên, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng vì cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng. Theo đó, trẻ có khả năng chậm phát triển cả về trí não lẫn cảm xúc, cũng như hệ thống miễn dịch và sức đề kháng kém, dễ mắc nhiều bệnh tật.
Theo các chuyên gia nhi khoa, có rất nhiều yếu tố được xem là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, 5 vấn đề sau đây được xem là phổ biến nhất:
1. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh
Cha mẹ không kiểm soát việc con ăn gì, ăn những bữa nào hoặc để con tự do ăn vặt nhiều, ăn đồ ngọt, và uống nước ngọt có ga,.. được xem là một chế độ dinh dưỡng không khoa học đối với trẻ nhỏ. Những thực phẩm này không chỉ mang đến cảm giác no giả, khiến trẻ biếng ăn vào các bữa chính mà còn gây ra sự thiếu cân đối dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, dẫn đến các căn bệnh như béo phì hoặc suy dinh dưỡng, thấp còi.
Cách tốt nhất để trẻ không biếng ăn đó là cho trẻ tiếp xúc với sự đa dạng về thực phẩm từ sớm. Khi trẻ quen dần thì việc ăn uống cũng không còn là vấn đề nữa. Biện pháp này không chỉ giúp trẻ được cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào, tốt cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ (đặc biệt là ở giai đoạn vàng từ 2 tuổi đến 11 tuổi), mà còn hạn chế được tình trạng cha mẹ cho con ăn uống “lệch” dẫn đến việc thiếu hụt chất này, dư thừa chất kia.
Các loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích là các nhóm chất như: chất xơ gồm trái cây, rau củ; protein gồm thịt, cá, trứng, đậu phụ,...; ngũ cốc giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, hoặc gạo; canxi và vitamin D có trong các loại hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa; và chất béo là dầu, quả hạch, bơ hạt hoặc bơ.
2. Thường xuyên thay đổi lối sinh hoạt hoặc môi trường sống của trẻ
Thay đổi sinh hoạt và môi trường sống như chuyển nhà, thay đổi trường học, hoặc có em bé mới trong gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ. Những thay đổi này có thể gây ra cảm giác bất an và lo lắng, dẫn đến biếng ăn. Cha mẹ cần quan tâm, an ủi và giúp trẻ thích nghi với những thay đổi này một cách nhẹ nhàng và dần dần.
3. Tâm lý căng thẳng, áp lực mỗi khi dùng bữa
Việc ép trẻ ăn nhiều, ăn liên tục hoặc tạo cảm giác không thoải mái mỗi khi dùng bữa là một trong những lỗi sai phổ biến của nhiều phụ huynh, dẫn đến tình trạng trẻ căng thẳng và trở nên biếng ăn.
Khi trẻ cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone làm giảm cảm giác thèm ăn (Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia, việc đặt ra một khung giờ cố định sẽ tạo thành thói quen cho trẻ, cứ đến giờ là cơ thể sẽ bắt đầu đói, việc ăn uống của con cũng trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, biện pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu cha mẹ có thể sắp xếp để bé được ăn uống cùng mọi người trong gia đình. Do đây cũng là giai đoạn để trẻ hình thành nhận thức và bắt đầu học hỏi mọi thứ từ những người xung quanh, khi thấy mọi người ăn trẻ cũng sẽ có cảm giác muốn ăn.
Một lưu ý khác mà các chuyên gia muốn nhắc nhở cha mẹ đó là không dụ trẻ ăn bằng tivi hoặc điện thoại. Vì điều này kéo dài lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu, khiến con dễ bị xao nhãng, không tập trung vào việc ăn, từ đó tình trạng biếng ăn sẽ càng thêm trầm trọng.
4. Có các vấn đề sức khỏe khác
Một số vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, viêm họng, nhiễm khuẩn, hoặc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (như sắt, kẽm) cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Những tình trạng này có thể gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn khi ăn hoặc giảm cảm giác thèm ăn.
Việc đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe là rất quan trọng (Ảnh: Internet)
5. Cách chế biến món ăn không hợp khẩu vị
Trẻ cũng có thể biếng ăn đơn giản vì chế độ ăn uống không hợp khẩu vị của mình. Món ăn không ngon miệng, quá đơn điệu hoặc không phù hợp với sở thích của trẻ có thể làm trẻ mất hứng thú với việc ăn uống. Cha mẹ nên cố gắng tìm hiểu sở thích ăn uống của trẻ, thay đổi thực đơn đa dạng và trang trí món ăn hấp dẫn để kích thích vị giác của trẻ.
Cha mẹ cũng nên dành thời gian để tìm hiểu nhiều cách chế biến để tạo sự hứng thú cho con. Đặc biệt, nếu có sự đầu tư trong trang trí thì việc giúp con thích thú trong ăn uống cũng sẽ càng hiệu quả (Ảnh: Internet)
Vì vậy, cha mẹ nên xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con với 3 cách sau đây, kể từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm để hạn chế tình trạng kén ăn. Đối với cha mẹ có con kén ăn nên thực hiện ngay bây giờ và cần nhiều sự kiên trì hơn để cải thiện tình trạng này của trẻ.
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin