Bách khoa sức khỏe
11-10-2018 10:00:00
11 nhóm đối tượng không nên uống cà phê
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, muốn cà phê phát huy tác dụng hiệu quả nhất, mang lại sự tỉnh táo cho người uống. Nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể uống cà phê. Dưới đây là những người không nên uống cà phê.
- Uống cà phê da xấu- nhưng bã cà phê lại giúp đẹp da rạng ngời
- Tắm trắng "siêu nhanh" tại nhà nhờ 3 công thức từ bã cà phê
- Hoa quả dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Loại quả mọc nhiều ở Việt Nam giúp điều trị tiểu đường hơn cả sử dụng thuốc
- Buổi sáng ngủ dậy mà có triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường
- Giữ đôi mắt khỏi tử thần mang tên “Tiểu đường tuýp 2”
- Nguy cơ lớn biến chứng tim mạch của người tiểu đường
1. Những đối tượng mắc bệnh tim mạch không nên uống cà phê
Những người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch và các bệnh khác nếu uống cà phê trong thời gian dài hoặc số lượng lớn có thể gây bệnh tim mạch.
Cà phê cũng có thể gây ra sự kích thích tới chức năng hoạt động của tim, bệnh nhân bệnh tim vốn dĩ có các rào cản chức năng tim riêng, lượng caffein chứa trong cà phê lớn sẽ làm tăng thêm sự kích thích lên hoạt động của tim.
Ảnh minh họa |
2. Những đối tượng mắc bệnh đường tiêu hóa không nên uống cà phê
Một số người bị loét dạ dày tá tràng, viêm ruột kích thích, tiêu chảy... cũng nên hạn chế uống cà phê uống này.
Uống cà phê cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột non, gây tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích. Trào ngược axit và ợ nóng có thể được gây ra bởi cà phê bởi nó làm giãn cơ vòng thực quản dưới (các cơ vòng này sẽ đóng kín lại sau khi chúng ta ăn để ngăn không cho thức ăn và axit trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản).
3. Những đối tượng mắc bệnh đường trong máu cao, mỡ máu cao và huyết áp cao không nên uống cà phê
Nhóm người đang có 3 bệnh mãn tính hay thường gọi là "tam cao" gồm đường trong máu cao, mỡ máu cao và huyết áp cao. Do mức sống của người dân càng ngày càng tăng, nên bệnh tam cao có tỉ lệ người mắc có xu hướng tăng cao theo (bệnh này bắt nguồn từ ăn uống và lối sống).
Chất phụ gia trong cà phê có khả năng làm tăng lượng protein, đường, sữa cao hơn, và những chất này hoàn toàn không có lợi, thậm chí gây hại cho nhóm bệnh nhân "tứ cao".
4. Những đối tượng bị thận yếu, suy thận không nên uống cà phê
Nếu bạn là một người thuộc nhóm bệnh nhân suy thận thì không thuộc đối tượng được uống cà phê. Vì cà phê có chứa một lượng caffein vô cùng phong phú, chúng không chỉ có thể tạo ra sự kích thích các tế bào não, dẫn đến tâm trạng vui mừng, quá khích, mà còn có thể kích thích hoạt động của chức năng thận, cơ quan trao đổi chất của cơ thể.
Đặc biệt là ở nam giới và phụ nữ tuổi trung niên trở lên, cùng với độ tuổi ngày càng cao, cơ thể đã ít nhiều có những vấn đề về sức khỏe, chức năng thận suy giảm, nếu như không chú ý tới lời khuyên này, uống cà phê với số lượng và tần suất cao có thể dẫn đến việc làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nguy cơ suy thận tiến triển nặng so với việc bạn không uống.
5. Đối tượng là phụ nữ trung niên và người già không nên uống cà phê
Cà phê được khuyến cáo là không phù hợp cho phụ nữ lớn tuổi vì chúng có khả năng làm giảm canxi và gây loãng xương. Sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ cần thêm mười lần lượng canxi mỗi ngày. Vì vậy, hãy ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao thay vì uống nhiều cà phê.
Uống cà phê có chứa caffein có thể làm tăng lượng canxi được đưa ra ngoài qua nước tiểu nói cách khác sự có mặt của cà phê sẽ ngăn cản sự hấp thu can xi ở ruột. Điều này có thể làm suy yếu xương. Nếu bị loãng xương, hạn chế tiêu thụ caffein ít hơn 300mg mỗi ngày (khoảng 2-3 tách cà phê).
Uống cà phê có thể làm kích thích hệ thống thần kinh, làm tăng rối loạn tự trị ở người già, khiến họ làm mất đi nhịp hoạt động bình thường của cơ thể, từ đó không chỉ gây mất ngủ mà còn xuất hiện các triệu chứng bất ổn khác.
6. Những đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống cà phê
Cà phê không an toàn cho trẻ em. Các tác dụng phụ liên quan với caffein thường nặng hơn ở trẻ em hơn người lớn.
Cà phê có thể an toàn cho phụ nữ mang thai nếu uống 2 cốc cà phê mỗi ngày hoặc ít hơn. Tuy nhiên, uống nhiều hơn có thể tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé sinh ra nhẹ cân.
Uống 1 hoặc 2 ly cà phê mỗi ngày an toàn đối với các bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh, nhưng caffein với số lượng lớn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây khó ngủ và khó chịu.
7. Những đối tượng bị thiếu hụt vitamin B1 không nên uống cà phê
Biotin B1 duy trì sự cân bằng và ổn định của hệ thần kinh, trong khi cà phê có tác dụng phá hoại chúng, vì vậy nhóm người đang được chẩn đoán bị thiếu Vitamin B1 thì không nên tiếp tục uống cà phê.
8. Những không nên uống cà phê
Uống quá nhiều cà phê là yếu tố nguy cơ cho sức khỏe của người bệnh ung thư. Nếu bạn đang điều trị bệnh ung thư thì càng phải tránh thứ đồ uống này, hoàn toàn và triệt để.
9. Những người có bệnh về tâm lý, bệnh nhân tâm thần không nên uống cà phê
Cà phê vốn là một chất có thể gây kích thích thần kinh, nếu như nhóm người có bệnh về thần kinh mà sử dụng thêm cà phê, vô tình sẽ làm tăng nặng thêm các triệu chứng bệnh, gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng và khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
10. Những người hay stress, lo lắng không nên uống cà phê
Nếu bạn đang có tâm trạng không được tốt thì việc uống cà phê có thể khiến tâm trạng của bạn càng trở nên tồi tệ hơn.
Theo Ali Miller, dược sĩ kiêm chuyên gia nghiên cứu tại Viện Y khoa Dwidyl (Philippin), caffein trong cà phê có tác dụng kích thích tiêu cực đến hệ thần kinh, sản sinh ra cortisol. Cortisol được sản sinh ra quá nhiều trong một lúc có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nó khiến chúng ta cảm thấy uể oải, không còn sức lực để cố gắng trong suốt một ngày dài.
Vì vậy, để giảm ảnh hưởng của caffein tới sức khỏe, bạn nên giảm lượng cà phê uống vào mỗi ngày hoặc có thể chia cà phê đó ra thành các cốc nhỏ uống nhiều lần trong ngày và cách thời gian đi ngủ khoảng 6 tiếng.
11. Người thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ không nên uống cà phê
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, cafein có trong cà phê sẽ không có tác dụng và không giúp cho bạn tỉnh táo hơn nếu như bạn ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày trong 3 ngày liên tục, nghĩa là tình trạng thiếu ngủ của bạn sẽ trở nên trầm trọng.
Nguyên nhân của vấn đề này là do việc bạn thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể suy giảm năng lượng điều hành hoạt động nhận thức, mà lượng cafein không thể bù đắp vào được.
Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi và buồn ngủ thì điều tốt nhất bạn nên làm là chợp mắt khoảng 20 phút, những giấc ngủ ngắn này sẽ giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn thay vì cứ liện tục uống cà phê cho tỉnh táo, bạn nhé!
Uống bao nhiêu ly cà phê 1 ngày là đủ? Các bác sĩ khuyến nghị, bạn nên uống 1-2 ly cà phê một ngày, tối đa là 4 ly (tổng số caffeine là khoảng 150-250mg) là vừa phải. Nhiều hơn 4 ly có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nên ăn sáng xong mới uống cà phê là tốt nhất Thưởng thức một tách cà phê thơm vào buổi sáng là sự khởi đầu một ngày mới tuyệt vời cho nhiều người. Tuy nhiên, nên nhớ rằng thời điểm tốt nhất để uống cà phê sau khi ăn sáng, bởi vì uống cà phê khi đói bụng, trong trạng thái dạ dày trống rỗng có thể gây kích thích dạ dày và không tốt cho sức khỏe |
Đông Giang
Theo tạp chí Sống Khỏe