Bách khoa sức khỏe

10-07-2015 17:24:01

U30 cũng bị thoái hoá khớp

Theo thông tin từ khoa nội cơ xương khớp, bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh nhân bị thoái hoá khớp đang ngày càng trẻ hoá, số người khoảng 30 tuổi bị thoái hoá khớp giờ đây không còn là hiếm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo điều tra của Bách Khoa Sức Khỏe, trong một trận đá bóng thời sinh viên, Tuấn Anh, kỹ sư điện của một tổng công ty điều phối điện lực, bị chấn thương ở đầu gối. Anh đã chủ quan để mặc cho đầu gối đau suốt cả tuần rồi tự hết. Vài năm sau này, khi khớp gối đau liên tục, anh mới đi khám và được chẩn đoán là thoái hóa khớp.

Theo Bách Khoa Sức Khỏe, thoái hóa khớp là bệnh lý do quá trình tái tạo sụn không "đuổi kịp" việc lớp sụn ở khớp bị mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, hạn chế vận động, bệnh nhân thậm chí có thể bị tàn phế.

Thông thường bệnh thường xuất hiện ở người trung niên (45-50 tuổi) và phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người bị thoái hóa khớp khi mới chỉ 35 tuổi, thậm chí còn trẻ hơn.

Lý giải việc trẻ hóa độ tuổi bị thoái hóa khớp, một số chuyên gia cho rằng thói quen lười vận động là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong cuộc sống hiện đại, làm việc gì cũng có máy móc và phương tiện hỗ trợ nên giới trẻ ngày càng ít vận động. Điều này khiến cho nhiều bộ phận trên cơ thể rất dễ bị thoái hóa chứ không riêng gì xương khớp

Nhất là đối với dân văn phòng, việc ngồi lâu một chỗ sẽ khiến các sụn dần mất khi tính đàn hồi, dịch khớp không lưu thông ra vào được, sụn sẽ mất dần nguồn cung cấp dinh dưỡng và rất dễ bị tổn thương.

Tình trạng thoái hóa khớp càng dễ xảy ra hơn khi người trẻ không chú tâm đến chế độ dinh dưỡng. Nhiều người chuộng cơ thể ốm nên ăn uống kiêng cữ nhiều, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể và khớp. Ngược lại, nhiều người béo phì do chuộng thức ăn nhanh dẫn đến khớp dễ thoái hóa do phải “gánh” quá nhiều trọng lượng.

Khác với người già, bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi còn trẻ vẫn có cơ hội để phục hồi, do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Nếu hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen có hại đối với khớp, ví dụ như ở khớp gối là ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… thì bệnh tình có thể giảm, khớp có thể phục hồi.

Bách Khoa Sức Khỏe khuyên bạn: để giúp hệ khớp phục hồi nhanh chóng, cách tốt nhất nên bổ sung thực phẩm chức năng có chứa collagen type II. Đây là một thành phần quan trọng có trong thực phẩm chức năng dành cho cơ xương khớp pms-FlexoMAX của công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm. Trên thị trường hiện nay, pms-FlexoMAX hiện đang được đánh giá cao trong việc điều trị thoái hoá cơ xương khớp, với 3 tác động giảm đau, chắc xương, trơn khớp mang lại hiệu quả rất rõ ràng.

T.H

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dịch vụ kế toán thuế