Bách khoa sức khỏe

04-06-2015 14:02:35

Thực phẩm hàng đầu giúp bảo vệ trái tim của bạn

Những thực phẩm được liệt kê dưới đây đều là những thực phẩm hàng đầu có khả năng bảo vệ hệ tim mạch cho bạn. Bách Khoa Sức Khỏe cũng sẽ đưa ra một số thực đơn giúp bạn có thể dễ dàng áp dụng những thực phẩm này vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối hàng ngày.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

1. Cá hồi

Cá hồi có chứa omega-3 axit béo. Bạn có thể nướng cá hồi với một chút nước xốt và nhớ để lại một chút để trộn với rau làm salad. Đây sẽ là thực đơn tuyệt vời cho bữa trưa hay bữa tối của bạn.

2. Đậu đen và các loại đậu hình giống trái cật

Đậu đen và các loại đậu hình giống trái cật có chứa B-complex vitamin, niaxin, folate, magie, axit béo omega-3, canxi, chất xơ hòa tan. Sẽ rất tuyệt vời khi bạn chăm sóc trái tim mình bằng các món ăn chế biến từ các loại đậu này như chè đậu đen, súp đậu, đậu trộn salad…

3. Hạnh nhân

Bách Khoa Sức Khỏe khẳng định rằng: hạnh nhân có chứa axit béo omega-3, vitamin E, magiê, chất xơ, chất béo không bão hòa đơn và có khả năng sinh chất phytosterols, cholesterol tốt cho tim mạch. Hãy trộn một vài quả hạnh (và quả mọng) vào các món trộn hoặc sa lát trái cây cho cả 3 bữa ăn trong ngày.

4. Rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ có chứa catechin và reservatrol (flavonoids). Một ly rượu vang đỏ vào buổi ăn tối sẽ giúp cơ thể bạn điều hòa tốt lượng cholesterol có trong cơ thể bạn.

5. Cá ngừ

Cá ngừ có chứa axit béo omega-3, folate, niaxin. Salad rau xanh, hoa quả tươi, cá ngừ đóng hộp sẽ là bữa ăn nhẹ nhàng và dễ chế biến cho những người bận rộn.

6. Đậu phụ

Đậu phụ có chứa niaxin, folate, canxi, magiê, kali. Bạn có thể chế biến được rất nhiều món từ đậu phụ như: hấp, sốt cà chua hay xắt lát trộn salad.

7. Gạo lứt

Gạo lứt có chứa B-complex vitamin, chất xơ, niaxin, magiê. Bạn có thể dùng gạo lức thay cơm vài lần trong tuần để điều hòa huyết áp và giảm cholesterol trong cơ thể.

8. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành có chứa Isoflavones (1 hợp chất flavonoid), vitamin B, niaxin, folate, canxi, magiê, kali, phytoestrogens. Sữa đậu nành sẽ rất tốt khi được dùng cùng với bột yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt.

9. Cà rốt

Cà rốt có chứa alpha-carotene, chất xơ. Cà rốt bao tử rất tuyệt cho bữa trưa của bạn. Bạn có thể trộn cà rốt nghiền với mỳ ý hoặc bánh nướng xốp.

10. Rau chân vịt

Rau chân vịt có chứa lutein, vitamin B tổng hợp, folate, magie, kali, canxi, chất xơ. Rau chân vịt có thể chế biến như các loại rau xanh bình thường khác.

11. Bông cải xanh (súp lơ)

Bông cải xanh (súp lơ) có chứa beta-carotene, vitamin C và E, kali, folate, calci, chất xơ. Bách Khoa Sức Khỏe khuyên bạn có thể làm món xào hoặc luộc tùy khẩu vị, hoặc kết hợp cũng các loại rau xanh khác.

12. Khoai lang

Khoai lang có chứa beta-carotene (a carotenoid), vitamin A, C, E, chất xơ. Có rất nhiều cách chế biến món ăn từ khoai lang như luộc, rán, nướng, nấu chè… để bạn chọn.

13. Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ có chứa beta-carotene và lutein (carotenoids), vitamin B, folate, kali, chất xơ. Rất ngon khi bạn kết hợp cũng các món xào.

14. Măng tây

Măng tây có chứa beta-carotene và lutein (carotenoids), vitamin B, folate, chất xơ. Nướng, hấp nhẹ, sau đó rưới dầu ô liu và nước chanh. Đó sẽ là một món ăn hấp dẫn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu thanh lap cong ty