Bách khoa sức khỏe
27-08-2018 09:33:55
Bạn biết gì về tác dụng của việc ăn tỏi ngâm mật ong?
Tỏi tươi tốt cho sức khỏe hơn khi được nấu chín. Nhưng nếu đem tỏi tươi ngâm với mật ong và sử dụng hỗn hợp này hằng ngày sẽ giúp bạn khỏe khoắn hơn bình thường. Vậy bạn có biết nguyên nhân tại sao lại thế không?
- Uống 1 cốc sữa tỏi mỗi ngày không còn đau thần kinh tọa
- Điều "kỳ diệu" không ngờ xảy ra khi nhai 2 - 3 tép tỏi mỗi ngày
- Ăn mật ong và các loại hạt sẽ tốt cho tuyến giáp
- Cách làm nước chanh mật ong giảm mỡ bụng
- 4 bài thuốc trị ho hữu ích từ mật ong
Muốn biết ăn tỏi với mật ong có tốt cho sức khỏe hay không phải căn cứ và tính chất của hai loại này cũng như các thành phần cấu thành.
Tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu. Nên dùng 5-15 g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, tính bình, không nóng. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường gluco, lenluzo và fructozo, chất thơm, các loại men, có nhiều vitamin A, B, D, khoáng chất...
Như vậy có thể thấy được, mật ong và tỏi có tác dụng tương đương nhau. Do đó, về mặt nguyên lý, kết hợp ăn mật ong với tỏi là hoàn toàn vô hại. Chỉ có điều khi trộn mật ong với tỏi sẽ tạo ra mùi vị dễ ăn hơn và đồng thời có tác dụng làm thuốc bổ toàn thân. Chúng ta có thể dùng hỗn hợp này khoảng 15-20g/ngày, tối đa là 40g, sẽ rất tốt để tăng cường sức khỏe.
Lý do mà chúng ta chỉ nên ăn hỗn hợp tỏi với mật ong lúc đói là bởi vì ăn lúc đói sẽ hấp thu tốt hơn cho cơ thể. Nếu ăn vào lúc no thì hỗn hợp sẽ nhào trộn cùng thức ăn, làm loãng hiệu quả tăng cường sức khỏe. Bạn nên đập dập tỏi trước khi cho vào mật ong sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn là để nguyên tép tỏi.
Chuyên gia khuyến cáo: “Có một số trường hợp không nên dùng tỏi”. Trẻ em bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi và mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.
Ngoài ra, không chỉ hỗn hợp mật ong với tỏi mới có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa bệnh. Đông y cũng đã khám phá ra nhiều công thức như trộn mật ong với nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, hành tá tràng…
Thanh Quế
Theo tạp chí Sống Khỏe