Bách khoa sức khỏe
19-11-2018 14:10:16
Thực chất bột ngọt/ mì chính có thực sự gây hại cho cơ thể như nhiều người vẫn hiểu?
Mặc dù trên thực tế chỉ có một số rất ít người được xem là “nhạy cảm” với bột ngọt (mì chính), nhưng các minh chứng khoa học cho thấy rằng mì chình gây nên những tác hại không tốt cho sức khỏe con người.
- Những ai không nên ăn mì chính bạn đã biết
- 4 loại thảo mộc và gia vị giúp giảm cân nhanh
- Những loại gia vị nên bảo quản trong tủ lạnh bạn cần biết
- Bà nội trợ nào cũng cần biết cách nêm 6 loại gia vị thông dụng này
- Thêm các gia vị không đúng cách sẽ gây hại cho sức khoẻ
Rất nhiều người cho rằng, ăn bột ngọt/mì chính gậy hại cho sức khỏe. Vậy tại sao chúng vẫn được bày bán tràn lan ở khắp nơi mà không bị bất cứ một cơ quan nào cấm, hay đưa ra những cảnh báo về loại gia vị này?
Theo BS.CKI. Trần Thị Minh Nguyệt (Viện Dinh dưỡng NutiFood), mì chính hay còn gọi là bột ngọt là tên thường dùng của Natri Glutamat (monosodium glutamate) là một loại gia vị dùng trong chế biến thực phẩm, nó giúp gia tăng vị ngon của thức ăn, kích thích vị giác.
Hiện nay, nhiều tổ chức y tế và sức khỏe như: Ủy ban Phụ gia thực phẩm của FAO/WHO (JECFA) và Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đều cho rằng, bột ngọt là một gia vị được xem là an toàn tương tự như muối, tiêu, dấm... đều chứng nhận bột ngọt/mì chính an toàn.
Tại Việt Nam, mì chính được Bộ Y tế xếp vào danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
Hơn nữa, lượng sử dụng của chúng ta hằng ngày cũng rất nhỏ đã tạo được sự ngon miệng mà lại giảm được muối ăn, mặc dù theo Ủy ban Khoa học về thực phẩm của cộng đồng chung châu Âu thì liều dùng hàng ngày không xác định.
Sử dụng một lượng nhỏ mỳ chính hằng ngày không những tạo được sự ngon miệng mà lại giảm được muối ăn đưa vào cơ thể. (Ảnh minh họa) |
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm- Đại học Bách khoa Hà Nội): Đã có rất nhiều nghiên cứu, chứng minh mì chính không phải là nguyên nhân của các dấu hiệu như trong “Hội chứng Trung Quốc”, và được công nhận là gia vị an toàn được phép sử dụng. Vậy ở đây có một số hiện tượng ấy là do nhiều nguyên nhân khác mà người ta chưa lí giải được, hiện nay một số người có hiện tượng gọi là “Hội chứng về mì chính”tức là khi ăn vào tự nhiên có cảm giác mỏi vai, uể oải...
“Nhưng phải biết rằng mì chính chỉ là gia vị nêm nếm món ăn, và người già trẻ con không nên ăn nhiều. Lý do là vì mì chính không phải là chất dinh dưỡng, chất ngọt bởi nó không thay thế vị ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng từ rau củ, cá, trứng...”, PGS Thịnh cho hay.
Còn BS.CKI. Trần Thị Minh Nguyệt cho rằng: Hiện tượng một số người ăn mì chính cảm thấy mỏi gáy, lạnh sống lưng… trước hết cần loại trừ nguyên nhân khác trùng lắp như cơ thể đang mệt, bị nhiễm siêu vi, dị ứng với các thành phần khác trong thức ăn có nêm mì chính… nếu không tìm thấy nguyên nhân hoặc cùng loại thức ăn đó nhưng không cho mì chính thì không bị thì có thể nghi ngờ cơ thể nhạy cảm với mì chính, khi đó khắc phục bằng cách tránh sử dụng mì chính trong chế biến thực phẩm.
Bác sĩ Nguyệt lí giải: “Với hiện tượng này, trước hết cần loại trừ nguyên nhân khác trùng lặp như cơ thể đang mệt, bị nhiễm siêu vi, dị ứng với các thành phần khác trong thức ăn như nêm mì chính... nếu không tìm thấy nguyên nhân hoặc cùng loại thức ăn đó nhưng không cho mì chính thì không bị, thì có thể nghi ngờ cơ thể nhạy cảm với mì chính, khi đó khắc phục bằng cách tránh sử dụng mì chính trong thực phẩm”.
Những nguy cơ có thể xảy ra khi dùng bột ngọt
Cũng theo bác sĩ Nguyệt, về nguyên tắc, mì chính được xem là phụ gia an toàn trong chế biến thức ăn nên có thể sử dụng cho trẻ, tuy nhiên vì là phụ gia nên liều lượng sử dụng không nhiều, không nên lạm dụng.
Ảnh minh họa |
- Với trẻ nhỏ việc làm dụng loại gia vị này còn có thể gây nên tổn thương nặng nề với chức năng cũng như hoạt động của bộ não như mất trí nhớ, suy giảm chức năng gan, thận, làm cho bé chậm lớn. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng bột ngọt trong các bữa ăn, và nếu có thể nên cắt giảm tối đa hàm lượng thu nạp vào cơ thể.
- Những người có thể trạng gầy yếu, người có tiền sử mắc chứng cao huyết áp hoặc bệnh liên quan đến tim mạch, thận thì nên hạn chế tối đã việc nêm mì chính vào các món ăn, nếu có thể tốt nhất nên kiêng hẳn bột ngọt.
- Với phụ nữ mang thai nên hạn chế đến mức tối thiểu thậm chí là nên đoạn tuyệt với bột ngọt vì có thể là lý do gây ra thiếu kẽm trong cơ thể thai phụ mà kẽm lại là một “vật phẩm” cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của thai nhi.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người có tiền sử mắc bệnh hội chứng chuyển hóa, bệnh nhân đái tháo đường, người bị hen suyễn, những người cao tuổi và trẻ em cần phải thận trọng khi ăn mì chính. Cụ thể:
Trẻ em: Cho trẻ ăn nhiều mì chính có thể gây chán ăn, kén chọn khi ăn, thích ăn vặt ở trẻ vì nó ảnh hưởng tới chức năng tì và vị của trẻ. Mì chính còn gây mất cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể, dẫn tới tiêu hóa kém.
Trường hợp mắc bệnh hội chứng chuyển hóa, mắc bệnh đái tháo đường: Ăn nhiều mì chính, thức ăn nhanh rất dễ khiến cho những người nằm trong nhóm này tăng lượng đường huyết, dễ mắc bệnh đái tháo đường. Nó còn là thủ phạm tăng đồng thời 3 căn bệnh nan y là kháng insulin, thừa cân và bệnh chuyển hóa.
Người bị hen suyễn: Ăn nhiều mì chính sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm, bị nặng sẽ gây co thắt đường hô hấp, gây ra hậu quả rất xấu đối với người bệnh.
Người cao tuổi, chức năng vị giác suy giảm: Nếu dựa vào mì chính để đánh lừa vị giác, khi lượng mì chính dùng tăng lên thì lượng muối đưa vào cơ thể cũng tăng lên theo sẽ ảnh hưởng tới chức năng thận, gây khó tiểu tiện, phù, suy thận….
Những lưu ý khi dùng bột ngọt
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những bà nội trợ khi dùng mì chính trong những món ăn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội: Mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Nếu bạn muốn sử dụng mì chính để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan mì chính trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.
- Không nấu ở nhiệt độ cao: Khi cho thêm mì chính vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến mì chính trở nên có hại cho sức khỏe. 70-90 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan mì chính. Vì vậy nên gia giảm mì chính khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp.
- Không nên dùng quá nhiều: Cũng như các gia vị khác, lượng mì chính dư thừa sẽ khiến món ăn bị mất vị và còn có hại cho sức khỏe.
- Không nên dùng với trứng: Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ mì chính tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế cho mì chính vào trứng là thừa và còn không tốt cho sức khỏe.
- Không cho vào các thực phẩm ngọt: Tuyệt đối không nên thêm mì chính vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm...) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.
- Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi chọn mua và đừng quên đọc thông số về hàm lượng bột ngọt có trong đó.
- Yêu cầu nhân viên phục vụ bếp của nhà hàng không thêm bột ngọt vào các món ăn.
- Nên hạn chế dùng đồ ăn sẵn cũng như thực phẩm đóng hộp vì nó có chứa lượng nhất định bột ngọt trong đó. Đặc biệt bột ngọt thường có trong các món ăn rán, chiên.
- Chỉ nên cho bột ngọt vào món ăn khi ở nhiệt độ thấp tức là khi đã thôi cung cấp nhiệt cho món ăn điều này có nghĩa là nên cho mì chính vào thức ăn khi đã bắc nó ra khỏi bếp.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mì chính giả, những loại này có thể đã được pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the, phèn. Các chất này là tác nhân gây tổn hại cho dạ dày, gan, làm cho con người kém ăn, khó chịu toàn thân và có thể gây ung thư bàng quang.
Lê Nga
Theo tạp chí Sống Khỏe