Bách khoa sức khỏe

27-05-2019 09:50:27

Say nắng là gì? Xử lý say nắng tức thời để tránh gây hậu quả đáng tiếc

Say nắng là một trong những tình trạng rất dễ gặp với người thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ảnh hưởng, cách xử lý đối với người bị say nắng.

Say nắng là gì?

Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.

Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Say nang la gi? Xu ly say nang tuc thoi de tranh gay hau qua dang tiec

Biểu hiện khi bị say nắng?

Một đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Bệnh nhân say nắng thường thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.

Say nang la gi? Xu ly say nang tuc thoi de tranh gay hau qua dang tiec

Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị say nắng

Việc say nắng có thể gây ra các biến chứng trên hệ tim mạch là nhịp nhanh xoang, tụt huyết áp, thay đổi ST – T, tăng men tim, thủng cơ tim; ở phổi có thể gặp phù phổi, sặc phổi, kiềm hô hấp và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).

Đối với thận, say nắng có thể khiến thận bị tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp; rối loạn đông máu, hạ hoặc tăng kali máu, hạ đường huyết...

Say nang la gi? Xu ly say nang tuc thoi de tranh gay hau qua dang tiec

Say nắng cũng có thể gây tổn thương hệ thần kinh gây liệt nửa người, hôn mê, thay đổi tính cách, thất điều, thất ngôn, mất trí nhớ; tại gan gây vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan.

Đối với nạn nhân bị say nắng, say nóng nếu được điều trị sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực biến chứng thì tỉ lệ sống đạt trên 90%. Tuy nhiên, có những biến chứng thần kinh có thể không hồi phục vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến chất lượng sống sau này.

Sơ cứu ban đầu

Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị say nắng, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Trong khi đợi y tế đến, đưa bệnh nhân tới nơi có điều hòa hoặc ít nhất là chỗ râm mát và cởi bỏ các quần áo không cần thiết.

Nếu có thể, nên đo nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân rồi sơ cứu để hạ nhiệt độ cơ thể xuống còn 38,3-38,8 độ C. Trường hợp không có nhiệt kế, tiến hành sơ cứu ngay bằng các phương pháp làm mát sau:

- Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.

- Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.

- Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.

Say nang la gi? Xu ly say nang tuc thoi de tranh gay hau qua dang tiec

Nếu hỗ trợ y tế tới muộn, bạn có thể gọi điện tới các phòng cấp cứu trong bệnh viện để được hướng dẫn thêm.

Một người đã hồi phục sau sốc nhiệt có thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ cao trong các tuần sau đó. Vì vậy, tốt nhất, cần tránh thời tiết nóng và tập luyện nặng cho tới khi bác sĩ khẳng định bạn đã an toàn để quay lại các hoạt động bình thường.

Cách phòng tránh

Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức.

Uống đầy đủ nước khi trời nóng và cơ thể toát nhiều mồ hôi.

Làm thoáng mát môi trường xung quanh, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò để phòng chống say nắng, say nóng.

Trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…

Nên sử dụng một số thực phẩm phòng, chống say nắng, say nóng hiệu quả như sau:

Nước dừa, được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều chất dinh dưỡng như kali, magie, muối, đường tự nhiên… giúp cơ thể bớt háo nước, vừa giải nhiệt, chống nắng.

Dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C chống say nắng tốt.

Xoài xanh nhiều vitamin C làm tăng hệ miễn dịch phòng cảm lạnh.

Ngoài ra còn một số khác như mướp đắng, củ hành, dưa chuột, bí ngô…

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu ke toan