Bách khoa sức khỏe

11-02-2020 15:00:00

Sai lầm khi ăn TÔM mà nhiều người mắc phải

Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Ăn nhiều tôm tốt cho sức khỏe

Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Các chuyên gia khuyên rằng, người lớn chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g/ngày và trẻ em dưới 4 tuổi nên hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy lứa tuổi cụ thể.

Sai lam khi an TOM ma nhieu nguoi mac phai

Ăn tôm khi bị ho

Rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng bởi chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên.

Khi bạn ăn vỏ tôm khi đang ho thì phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt.

Vỏ tôm chứa rất nhiều canxi

Khi bạn Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa.

Vì vậy, bạn không cần thiết phải cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.

Sai lam khi an TOM ma nhieu nguoi mac phai

Thích ăn tôm tái sống

Trong tôm sống tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Vì vậy, ăn tôm hay hải sản sống có nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng.

Do vậy, khi chế biến hải sản, đặc biệt là tôm, cần đun sôi nước khoảng 4-5 phút để khử trùng đầy đủ. Vì trong tôm có chứa vi khuẩn Vibro parahaemolyticus có khả năng chịu nhiệt cao.

Mắt tôm không tốt như nhiều người vẫn nghĩ

Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận.

Thực tế, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.

Sai lam khi an TOM ma nhieu nguoi mac phai

Ăn tôm cùng rau, củ, quả giàu Vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu Vitamin C hoặc không ăn các loại quả giàu Vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì Vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.

Đặc biệt không nên uống Vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì có thể gây chết người.

Trẻ em nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu Vitamin C khoảng sau 4 giờ.

Phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm là sai lầm

Dân gian cho rằng sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.

Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng minh ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà nó phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Lời khuyên của chuyên gia là người mẹ nên ăn lượng tôm vừa phải sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ, vì tôm rất giàu dinh dưỡng.

Sai lam khi an TOM ma nhieu nguoi mac phai

Ăn đầu tôm

Nhiều người có thói quen thích ăn đầu tôm to, đặc biệt là mắt tôm bởi nghĩ sẽ tốt cho mắt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mọi người không nên ăn đầu tôm. Phần đầu tôm luôn bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết vì là nơi chứa nội quan như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng... Vì thế, khi ăn đầu tôm, cơ thể có thể bị nhiễm độc, ký sinh trùng.

Khi nhìn thấy đầu tôm có các biểu hiện như bị chuyển màu đen, mọi người tuyệt đối không chọn bởi tôm đó có thể sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng, các loại muối của các chất kết tủa ở mang hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

Sai lam khi an TOM ma nhieu nguoi mac phai

Bị dị ứng vẫn ăn tôm

Dị ứng hải sản phần lớn xảy ra ở những người thiếu chất kháng histamin tự do. Khi ăn các hải sản như tôm, cá, bạch tuộc,… histamin sẽ được phóng thích gây ra các biểu hiện dị ứng. Trẻ nhỏ hay những người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng thức ăn nói chung, hải sản nói riêng.

Người lớn dị ứng thức ăn thường biểu hiện ở cả đường tiêu hóa, da, còn ở trẻ nhỏ, đôi khi chỉ biểu hiện duy nhất ở đường tiêu hóa nên nhiều cha mẹ chủ quan, nhầm lẫn dị ứng với rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện dị ứng hải sản cũng rất đa dạng và xảy ra nhanh chóng sau ăn khoảng vài giờ, thậm chí vài phút. Tùy vào mức độ hay loại hải sản mà người bệnh ăn phải cũng như sự tiếp nhận của cơ địa mỗi người mà mức độ dị ứng khác nhau.

Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, ngứa, người nôn nao khó chịu, mấy giờ sau sẽ lặn. Nặng ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy… Thậm chí gây biến chứng phản vệ nguy hiểm như sốc, mạch đập nhanh. Nếu không được thải độc kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Sai lam khi an TOM ma nhieu nguoi mac phai

Đau mắt đỏ vẫn ăn tôm

Theo nghiên cứu cho thấy, tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn nếu ăn tôm, nhất là khi các độc tố trong vỏ tôm sẽ khiến bệnh mắt đỏ trầm trọng hơn.

Lưu ý khi ăn tôm:

- Cần rửa sạch, lấy bỏ phần ruột tôm trên sống lưng chúng.

- Không nên ăn đầu tôm.

- Nấu chín tôm mới ăn, tránh ăn tôm tái, sống.

- Những người bị dị ứng, ho, đau mắt đỏ, bệnh gout thì không nên ăn tôm.

- Ăn tôm với liều lượng vừa đủ để không bị rối loạn tiêu hóa

Quỳnh Hoa

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ke toan tron goi