Bách khoa sức khỏe

21-12-2019 00:00:00

Quên tẩy giun định kỳ tàn phá cơ thể bạn như thế nào?

Nhiều người cho rằng, giun sán chỉ gây ngứa, mủ và viêm da, nhưng không biết chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phân khác như não, cơ tim, mắt...Ví dụ: giun đũa, giun xoắn có thế gây tử vong; còn giun móc, giun chỉ gây thiếu máu, giảm khả năng lao động, dẫn đến tàn phế.

Bệnh giun sán có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).

Trong đó, mỗi loại sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.

Tác hại của việc quên tẩy giun

- Mất dinh dưỡng, thiếu máu

Giun sán hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ, nếu bị nhiễm số lượng giun sán nhiều thì lượng thức ăn và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi càng lớn. Loại sán dây bò có thể phát triển dài ra khoảng từ 7 đến 10 cm trong một ngày đêm nên nhu cầu dinh dưỡng của sán rất cao.

Quen tay giun dinh ky tan pha co the ban nhu the nao?

Một số các loại giun như giun móc, giun tóc... có khả năng hút máu cơ thể người gây nên tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, giun sán còn có thể chiếm dụng những chất cần thiết của cơ thể người như giun móc, giun mỏ chiếm đoạt chất protein, huyết thanh, acid folic, sắt huyết thanh; sán dây cá chiếm đoạt vitamin B12.

- Nhiễm độc

Giun sán tiết ra các loại chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ với các biểu hiện bệnh lý như kém ăn, buồn nôn, mất ngủ... Có một số trường hợp điều trị giun đũa, giun bị chết hàng loạt, chất độc của giun giải phóng ra làm người bệnh bị nhiễm độc phải cấp cứu

- Gây bệnh

Loại giun móc, giun tóc thường bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột. Loại giun đũa gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy.

Quen tay giun dinh ky tan pha co the ban nhu the nao?

Nang ấu trùng sán dây lợn ký sinh ở não gây động kinh, đột tử; ký sinh ở mắt gây mù mắt. Loại giun chỉ bạch huyết gây phù voi do viêm tắc mạch bạch huyết.

Loại sán lá phổi làm vỡ thành mạch máu ở phổi gây ho ra máu...

- Dị ứng

Loại ấu trùng giun đũa, giun tóc di trú trong cơ thể vật chủ thường gây nên hiện tượng dị ứng; đặc biệt loại ấu trùng giun xoắn gây dị ứng nặng, sốt cao, phù nề, bạch cầu ái toan tăng cao.

Cách phòng ngừa giun sán

- Nên sổ giun định kỳ 2 – 3 lần/năm theo khuyến cáo của các bác sĩ. Lưu ý, dùng thuốc uống thì phải đúng liều lượng. Nhiều người vẫn giữ quan niệm rằng phải dùng thuốc tẩy giun khi đang đói, nhưng hiện nay, với sự cải tiến trong nghiên cứu thuốc, việc uống thuốc không phải phụ thuộc vào thời điểm. Bạn có thể sử dụng thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Quen tay giun dinh ky tan pha co the ban nhu the nao?

- Nên tẩy giun cho mọi thành viên trong gia đình cùng lúc: Điều này nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

- Nếu có thành viên trong gia đình bị nhiễm giun thì nên luộc sôi quần áo, chăn màn cho cả nhà để diệt mầm bệnh và không sử dụng những vật dụng cá nhân chung.

- Nếu người nhiễm giun đang bị sốt, viêm gan, viêm thận, bệnh cấp và mãn tính hay phụ nữ có thai thì không nên dùng thuốc tẩy giun mà phải đến ngay bệnh viện hoặc các trung tâm y tế chẩn đoán.

- Thay đổi lối sống, giữ các thói quen lành mạnh như rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi và bảo quản tốt, giữ môi trường sống sạch và an toàn...

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu thue