Bách khoa sức khỏe
11-03-2020 15:00:00
Những thực phẩm không nên ăn kèm cùng trứng gà
Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sé làm giảm dinh dưỡng của món ăn, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.
- Những quan niệm sai lầm về trứng gà mà nhiều người mắc phải
- 8 loại MẶT NẠ TRỨNG GÀ tốt nhất cho làn da của bạn
- Món ăn từ trứng gà trị bệnh đường hô hấp
- Phát hiện trứng gà chuyển màu đen gây hoang mang
- Những sai lầm khi luộc trứng mà nhiều người vẫn vô tư làm theo
- Những tác hại của trứng vịt lộn đối với trẻ em, các mẹ có biết?
Trong trứng gà có nhiều vitamin A, D, E, B1, B6, B12… rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là một trong những thực phẩm làm đẹp của chị em. Tuy nhiên, có những thực phẩm mà các bà nội trợ cần tránh khi chế biến món ăn dinh dưỡng này.
Ảnh minh họa |
1. Không nên ăn trứng gà với đậu tương
Trong đậu tương có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất... nếu kết hợp với trứng gà sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng này.
2. Không nên ăn trứng gà cùng với đường trắng
Một số người có thói quen ăn trứng gà chấm đường. Hai thức ăn này kết hợp với nhau không chỉ khiến cho cơ thế khó hấp thu mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.
3. Không nên ăn trứng gà cùng với thịt thỏ
Hai loại thức ăn này ăn cùng nhau sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.
4. Không nên ăn trứng gà với quả hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20g muối và 200ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
5. Uống trà ngay sau khi ăn trứng gà
Nhiều người ăn xong trứng gà sẽ uống nước trà để bớt bứ. Nhưng đó là một thói quen sai lầm bởi trong lá trà có axit tannic, chất này kết hợp với protein trong trứng gà sẽ gây khó tiêu hoá do nhu động ruột giảm.
6. Không dùng các loại thuốc chống viêm
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể không nên ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.
7. Không ăn trứng gà đã luộc chín để qua đêm
Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.
8. Không nên ăn quá nhiều
Mặc dù giá trị dinh dưỡng của trứng gà rất cao nhưng ăn nhiều dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.
Diệu Linh