Bách khoa sức khỏe

21-10-2015 10:07:37

Những thay đổi thần kỳ sau khi bỏ giày cao gót

Đeo giày cao gót cả ngày sẽ khiến cho đôi chân sưng phù, đau nhức, còn dễ bị đau khớp hoặc khiến cho bệnh về đốt sống cổ, đốt sống lưng nặng thêm.

Đeo giày cao gót có thể khiến chị em phụ nữ có dáng đi uyển chuyển hơn, cảm thấy tự tin hơn trong các hoạt động xã giao hay trong công sở. Tuy nhiên, đeo giày cao gót cả ngày sẽ khiến cho đôi chân sưng phù, đau nhức, còn dễ bị đau khớp hoặc khiến cho bệnh về đốt sống cổ, đốt sống lưng nặng thêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Gần đây trên tạp chí Women's Health của Mỹ đưa tin, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về bệnh cột sống, phát hiện có năm thay đổi thần kỳ sau khi chị em phụ nữ bỏ giày cao gót.

Chân từ từ dài ra

Có một số chị em phụ nữ đã quen với việc đeo giày cao gót, không quen với việc đeo giày đế bằng. Tuy nhiên khi đi giày cao gót thường phải dùng mũi chân, gót chân sử dụng nhiều hơn mắt cá chân, cơ bắp chân ít được duổi ra hết mức có thể. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Applied Physiology năm 2012 cho biết, người quen đeo giày cao gót không chỉ có bước đi ngắn, mà cơ bắp chân của họ cũng ngắn.

Do vậy, sau khi chuyển sang đeo giày đế bằng có khả năng chống đỡ rất tốt, cơ bắp chân của bạn cũng từ từ phục hồi lại chiều dài vốn có.

Đeo giày cao gót có thể làm tăng sức ép cho vùng sống lưng, đồng thời gây căng cơ.

Lưng cảm thấy dễ chịu

Chuyên gia mát xa cột sống người New York Todd Sinai cho rằng, đeo giày cao gót sẽ làm tăng sức ép cho vùng sống lưng, đồng thời gây căng cơ. Giày cao gót khiến cho trọng tâm của cơ thể tập trung ở phía trước, sức ép của nửa thân trên tập trung ở lưng và đầu gối, có thể vì vậy mà gây trượt đốt sống thắt lưng, từ đó gây tổn thương và đau dây thần kinh.

Sau khi bỏ giày cao gót, cột sống sẽ từ từ trở về vị trí thích hợp, sức ép của vùng lưng giảm nhẹ, chứng đau cũng được hoãn giải.

Gót chân đỡ đau hơn

Đeo giày cao gót có thể khiến cơ gót ngắn lại, làm cho nhóm dây chằng nối gót chân với ngón chân dễ bị viêm, khiến cho gót chân càng đau hơn.

Sau khi bạn đeo giày đế bằng, vị trí của chân sẽ trở về vị trí góc vuông, vài tuần sau gân sẽ phục hồi độ dài bình thường, gót chân bớt đau, đôi chân đi lại cũng thấy thoải mái hơn.

Hội chứng dải chậu dày tiêu biến

Đeo giày cao gót khiến trọng tâm lệch về phía trước, gây sức ép nặng nề cho dây chằng và cơ ở đầu gối. Hội chứng dải chậu dày hay còn gọi là chứng đau đầu gối do chạy bộ. Đeo giày cao gót có thể khiến cho trọng tâm lệch về phía trước, gây sức ép nặng nề cho dây chằng và cơ ở đầu gối, khiến cho sụn đệm khớp gối bị mài mòn nghiêm trọng, gây thoái hóa khớp hoặc làm cho chứng đau khớp nặng thêm, dẫn đến hội chứng dải chậu dày.

Khả năng giữ thăng bằng được cải thiện

Thường xuyên đeo giày cao gót có thể khiến cho cơ thể dễ ngả về phía trước, làm cho khả năng chống đỡ của cơ ở mặt bên, phía trước và phía sau mắt cá chân không cân bằng, cơ thể có thể sẽ mất thăng bằng rất rõ.

Sau khi chuyển sang đeo giày đế bằng, cơ ở xung quanh mắt cá chân sẽ từ từ hoạt động trở lại, tính ổn định và cân bằng của nó cũng được phục hồi.

Ngoài ra, khi đeo giày cao gót, do năm ngón chân bị ép vào một không gian chật hẹp, về lâu dài sẽ khiến cho ngón chân cái dị dạng, lật ra ngoài, hoặc viêm tấy, vùng cục bộ xuất hiện nốt viêm dạng đầu đinh, ngón chân bị khoằm,... Bắt đầu từ bây giờ bạn hãy chuyển sang những đôi giày đế bằng thoải mái, như vậy sẽ giúp cho đôi chân của bạn có nhiều thời gian được nghỉ ngơi.

Theo Chất lượng Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

kế toán kinh doanh