Bách khoa sức khỏe
01-03-2020 00:00:00
Những tác dụng làm đẹp 'thần kỳ' của quả La Hán, nhuận sắc từ trong ra ngoài
Quả la hán có chứa đường fructose và glucose, saponin triterpen, chất nhầy, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng như Mn, Fe, Zn, Se, i-ốt... có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa.
- Làm đẹp với lon bia 10.000 đồng, tại sao không?
- Công dụng đa năng chữa bệnh và làm đẹp của lá hương nhu
- Bật mí công dụng làm đẹp từ Tổ yến
- 12 phương thuốc làm đẹp da của Tuệ Tĩnh
- 9 tác dụng làm đẹp của dầu dừa khiến bạn muốn thử ngay lập tức
Quả la hán là gì?
La hán quả có tên khoa học là Siraitia grosvenori thuộc họ bầu bí. Quả này còn có tên gọi khác là: giả khổ qua, quang quả mộc miết... Là loài thảo mộc dây leo bản địa của miền nam Trung Quốc và Thái Lan.
Theo Đông Y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, vào phế, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón...
Nghiên cứu gần đây cho thấy, quả la hán có chứa đường fructose và glucose, saponin triterpen, chất nhầy, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng như Mn, Fe, Zn, Se, i-ốt... có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa.
Ngoài ra, công dụng của la hán quả là có khả năng chữa táo bón và viêm ruột mạn tính. Đặc biệt, quả la hán còn giúp làm dịu kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng.
Những tác dụng của quả la hán, tốt cho sức khỏe lại lại là "thần dược" làm đẹp cho chị em:
Chống oxy hóa
Nhờ chất Mogrosid đặc biệt trong quả nên mang lại vị ngọt tự nhiên và có tác dụng chống oxy hóa. Các nguyên tố vi lượng như Mn, Fe, Zn, Se, iốt… và đặc biệt thành phần protein, vitamin C, flavonoid nhiều giúp ngừa lão hóa cơ thể rất tốt.
Đẹp da
Tính mát và thanh nhiệt, giảm mụn nhọt, tiêu trừ độc gan để làm đẹp từ bên trong luôn được Đông y nhắc tới. Tác dụng làm đẹp tóc cũng trở nên phổ biến.
Giảm béo phì
Dù quả có vị ngọt nhưng lại không nhiều calo. Vậy nên, không chỉ thay thế thực phẩm ngọt, nước la hán cũng giảm mệt mỏi. Khi quả la hán có vị ngọt gấp 300 lần so với đường mía nhưng chất ngọt của quả la hán rất tốt cho những người không ăn hoặc kiêng ăn đường. Chất lycosides có trong quả la hán còn có tác dụng hạ đường huyết mà tăng năng lượng cho cơ thể nhất là khi hoạt động quá sức lại không sợtăng cân.
Có tác dụng chống viêm, giải nhiệt
Từ xa xưa, người ta đã dùng trà làm từ quả la hán để làm mát cơ thể khi bị nóng trong lẫn ngoài, nó cũng được dùng để giảm cơn đau họng nhờ có tác dụng chống viêm.
Chống nhiễm trùng
Người ta thường sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn nhưng các chất kháng khuẩn tự nhiên lại là sự lựa chọn tốt hơn cho mục đích này.
Các chuyên gia đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc khi nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn của quả la hán, đặc biệt là vi khuẩn trong miệng gây sâu răng và bệnh nha chu. Đồng thời nó cũng có khả năng chống lại một số loại và một số triệu chứng của nấm Canida.
Tiêu tan mệt mỏi
Một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh quả la hán giúp làm giảm mệt mỏi khi tập thể dục, những chú chuột được sử dụng chiết xuất quả la hán có thể kéo dài thời gian tập thể dục hơn những chú chuột khác.
Để chế biến quả la hán thành nước giải khát cần chọn từ 1 - 2 quả la hán, rửa kỹ vỏ ngoài đến khi sạch phần lông, tách trái la hán ra 2 - 4 phần, cho vào bình sau đó rót từ 1-1,5 lít nước sôi, đợi khoảng 5 - 10 phút và thưởng thức.
Cách nấu nước la hán quả:
Để chế biến quả la hán thành món nước giải khát, trước tiên bạn nên chọn trái la hán có kích thước to, tròn, ấn vào cảm giác cứng chắc, khi lắc không có tiếng kêu. Sau đó, bạn tiến hành nấu nước la hán quả như sau:
Trà la hán quả
Bước 1: Chọn từ 1 – 2 trái la hán quả rữa kỹ vỏ ngoài để làm sạch phần lôngBước 2: Tách trái la hán ra thành 2 - 4 phần hoặc bạn cũng có thể dùng tay bóp nát.Bước 3: Cho la hán quả vào bình, sau đó rót từ 1 – 1.5 lít nước sôi.Bước 4: Để yên khoảng 5 - 10 phút và sau đó thưởng thức, thêm đá nếu muốn dùng lạnh.
Trà hoa cúc - la hán quả
Để nấu nước la hán quả cùng hoa cúc, bạn cần có 1 trái la hán quả phơi khô cùng khoảng 25gram hoa cúc, cách chế biến như sau:
Bước 1: Rửa sạch 2 nguyên liệu trên, sau đó cắt la hán quả thành 5 - 8 látBước 2: Bỏ trái la hán vào nồi cùng 1.5 lít nước đun sôi, để lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó bỏ hoa cúc vào và tiếp tục đun thêm 10 phút nữa. Sau đó tắt bếp để nguội.Bước 3: Lọc phần bã hoa cúc cùng la hán quả để lấy nước uống.
Sâm bí đao la hán
Nước sâm bí đao thường được ưa chuộng vì giúp làm mát cơ thể, nhờ đó da dẻ luôn mịn màng mà, đồng thời hương vị rất thơm ngon và dễ uống.
Chuẩn bị:
1 kg bí đao già, 2 khúc mía, 10 chiếc lá dứa (lá nếp), 20g thục địa ( bạn có thể mua nhiều để dùng dần, vì mua ít sẽ khó mua), 1 quả la hán, 1/2 muỗng cafe muối, 2 lít nước lạnh
Cách nấu:
Bước 1: Thục địa và quả la hán rửa sạch, cắt và tách nhỏ
Bước 2: Bí đao rửa sạch, để nguyên vỏ, bỏ ruột và hạt, cắt khoanh tròn mỏng.
Bước 3: Mía và lá dứa rửa sạch. Mía chẻ 4, đập dập; lá dứa bó thành bó gọn.
Bước 4: Xếp mía dưới đáy nồi, cho các nguyên liệu vào trong nồi (trừ lá dứa), cho nước vào đun.
Bước 5: Khi nước sôi, hạ lửa, đun thêm 45 phút nữa cho các chất tiết ra hết, thì cho lá dứa vào, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Bước 6: Tiếp tục đậy nắp nồi cho đến khi nước sâm bí đao nguội hẳn, lọc lấy nước, bỏ cái. Cuối cùng, thành phẩm có màu đỏ nâu, vị ngọt thanh mát, thơm mùi lá dứa và mùi đặc trưng của la hán quả.
Phong Vũ
Theo tạp chí Sống khỏe