Bách khoa sức khỏe
25-01-2020 00:00:00
Những sai lầm khi ăn bánh chưng khiến cơ thể bị rước thêm bệnh tật
Bánh chưng là món ăn cổ truyền của người Việt khi Tết đến xuân về. Nhưng đây lại không phải là thực phẩm tốt cho tất cả mọi người, đồng thời, rất nhiều người mắc các sai lầm khi sử dụng thực phẩm này.
- Những thực phẩm đại kỵ kết hợp với thịt vịt
- 6 loại thực phẩm “đại kỵ” với các mẹ bầu?
- Những điều cấm kỵ khi đi lễ chùa mà bạn nên biết
- 12 điều kiêng kỵ ở nhà bếp
- 10 thực phẩm cấm kỵ khi dùng chung với thuốc
Những sai lầm khi ăn bánh chưng khiến cơ thể bị rước thêm bệnh:
Ăn bánh chưng vào buổi tối
Theo các chuyên gia khuyến cáo thì bạn không nên ăn bánh chưng vào bữa tối vì chúng sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ, do bánh chưng khó tiêu khiến cho cơ thẻ của bạn trở nên khó chịu.
Bạn chỉ nên ăn bánh chưng vào bữa sáng hoặc bữa trưa, sau khi ăn cơ thể hoạt động nhiều sẽ giúp tiêu hao đi bớt chất béo có trong bánh chưng giúp cho cơ thể tiêu hóa tốt. Mỗi lần ăn bánh chưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ăn kèm món tinh bột khác
Trong thành phần dinh dưỡng của bánh chưng mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn một lát nhỏ. Bên cạnh đó, nếu đã ăn bánh chưng rồi thì bạn không nên ăn thêm các món ăn chứa nhiều tinh bột khác như cơm, xôi, bánh mì. Bởi nếu bạn ăn cùng một lcus sẽ khiến cho cơ thể của bạn dung nạp quá nhiều tinh bột trong một bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì tim mạch.
Ăn nhiều bánh chưng rán
Khi ăn bánh chưng nhiều người thường thích món bánh chưng rán. Nhưng theo các chuyên gia bạn cần kiềm chế với món này bởi bánh chưng rán làm tăng thêm lượng chất béo của dầu mỡ, không có lợi cho sức khỏe của bạn. Khi bạn ăn nhiều bánh chưng rán sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi.
Không bổ sung chất xơ
Trong thành phần dinh dưỡng của bánh chưng là thực phẩm rất giàu năng lượng nhưng lại không có chất xơ và các loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe cách tốt nhất để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bạn nên ăn kèm rau xanh và hoa quả tươi mỗi khi ăn để đảm bảo dinh dưỡng.
Ăn bánh chưng mốc
Nhiều gia đình có thói quen gói bánh chưng với số lượng nhiều để ăn dài ngày trong dịp Tết nên dễ dẫn đến mốc, lên men vì bảo quản sai cách. Theo các chuyên gia không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc vì chúng đều sinh ra độc tố Aflatoxin.
Cẩn trọng bánh chưng luộc pin
Thông tin bánh chưng luộc pin để nhanh chín, màu đẹp hơn xuất hiện nhiều năm nay. Những kim loại độc hại trong pin sẽ thôi ra, ngấm vào từng miếng bánh chưng khiến người ăn bị ngộ độc thực phẩm. Ở mức độ nhẹ, cơ thể chúng ta sẽ ngay lập tức phản ứng với các triệu chứng ngộ độc tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… Ở mức độ nặng, bạn sẽ bị tích lũy kim loại nặng trong cơ thể, dần dần có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên những căn bệnh mãn tính, nhất là ung thư.
Do đó, khi mua bánh chưng cần đảm bảo mua bánh đặt ở những nơi uy tín. Khi nhận bánh cần quan sát kỳ màu sắc vỏ bánh sẽ thường ngả màu hơi vàng, rất khó xanh mướt. Bánh chưng luộc thông thường có vị ngon đặc trưng của bánh, bánh mịn, rền, hạt gạo nếp nhuyễn hoàn toàn.
Ăn bánh chưng kèm dưa hành nhưng cần lưu ý
Dưa hành muối ăn kèm sẽ giúp tiêu hóa bánh chưng nhanh chóng hơn. Do đó, khi ăn bánh chưng, chúng ta nên ăn kèm dưa chua, hành muối, kim chi… để tiêu hóa tốt hơn, giúp tránh tăng cân. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch thì không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành muối vì không tốt cho sức khỏe do dưa hành muối có nhiều muối.
Những ai không được ăn bánh chưng:
Người mắc bệnh tim mạch
Tất cả các loại nguyên liệu của bánh chưng đều gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch và gây rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên bạn có thể ăn ở mức ít và cách bữa để đảm bảo ngon miệng và không gây ảnh hưởng xấu.
Người bị cao huyết áp
Bánh chưng có lượng kalo cao và nhiều chất béo, tinh bột góp phần làm tăng axit dịch vị và có ảnh hưởng không nhỏ đến người mắc bệnh huyết áp. Người bệnh cao huyết áp nên ăn bánh chưng ở mức độ thưởng thức.
Người máu nóng
Ăn bánh chưng hay đồ nếp nói chung làm gia tăng nhiệt độ cơ thể và dễ gây nổi cáu ở một số người máu nóng. Những người thận hư hoặc hay bị mụn cũng nên tránh ăn bánh chưng nhiều.
Người mắc bệnh tiểu đường
Bánh chưng là món ăn giàu năng lượng, đầy đủ các thành phần: đường, đạm, béo,... Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều bánh chưng vì sẽ gây tăng đường huyết.
Người bị đau dạ dày
Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...
Người béo phì
Những người thừa cân chỉ nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán vì bánh chưng rán nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân.
Người bị mụn nhọt
Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
Lưu ý khi ăn bánh chưng:
Khi ăn bánh chưng, tốt nhất ăn cùng rau, quả. Những người mắc bệnh mãn tính nên có phần kiêng kỵ khi ăn bánh chưng, ví dụ như bệnh tiểu đường không nên ăn bánh chưng ngọt, người bị chứng nhiễm mỡ máu không nên ăn bánh chưng mặn, người chức năng tỳ vị không tốt không nên ăn bánh chưng nguội.
Phong Vũ
Theo Tạp chí Sống khỏe