Bách khoa sức khỏe

09-11-2019 00:00:00

Những người mắc các bệnh này không nên ngâm chân nước ấm

Trong những ngày trời lạnh, mưa nắng thất thường như hiện nay khi đi trời mưa về, ngâm chân nước ấm còn phòng tránh nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm, phong hàn rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ngâm chân tùy tiện.

Ngâm chân có tác dụng gì?

Ngâm chân trong nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện. Đồng thời, kích thích các huyệt vị giúp điều trị một loạt triệu chứng khó chịu như đau đầu, tinh thần mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ…

Cải thiện trí não và tinh thần

Ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp bạn được thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và phục hồi sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Ngoài ra, nó còn mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu.

Nhung nguoi mac cac benh nay khong nen ngam chan nuoc am

Giảm chứng mất ngủ

Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Trong lúc ngâm chân, nếu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân sẽ tạo ra những động tác tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

Trị bệnh ngoài da

Ngâm chân với nước nóng có thể giúp bạn trị được bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân. Cách này sẽ càng hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp nước nóng với muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

Nhung nguoi mac cac benh nay khong nen ngam chan nuoc am

Khử mùi hôi chân

Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.

Mặc dù ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ngâm chân tùy tiện.

Nhung nguoi mac cac benh nay khong nen ngam chan nuoc am

Những người không nên ngâm chân:

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.

Bị bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều. Để duy trì ổn định lượng đường trong máu bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khác. Một trong những sản phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường là nồi cơm điện tách đường. Sản phẩm giúp loại bỏ lượng đường và tinh bột xấu có trong gạo.

Nhung nguoi mac cac benh nay khong nen ngam chan nuoc am

Suy giãn tĩnh mạch

Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.

Người có sức khỏe yếu

Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp.

Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.

Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema... cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.

Nhung nguoi mac cac benh nay khong nen ngam chan nuoc am

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.

Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.

Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

Trẻ trong giai đoạn dậy thì

Trẻ em trong giai đoạn dậy thì, các chức năng của cơ thể vẫn chưa ổn định cũng không nên ngâm chân.

Nhung nguoi mac cac benh nay khong nen ngam chan nuoc am

Ngâm chân thế nào để phát huy tác dụng:

30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, về lâu dài dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.

Trong khi ngâm chân, tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ âu lo.

Nhung nguoi mac cac benh nay khong nen ngam chan nuoc am

Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.

Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn. Bạn nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ke toan thanh hoa