Bách khoa sức khỏe
11-02-2021 08:00:00
Nguyên nhân làm tăng mỡ nội tạng – loại chất béo đặc biệt nguy hiểm
Mỡ nội tạng là thuật ngữ dùng để chỉ chất béo không lành mạnh ở bụng. Nó nằm xung quanh một số cơ quan quan trọng, bao gồm gan, dạ dày và ruột. Đây là một yếu tố nguy cơ của các bệnh như hội chứng chuyển hóa, tiểu đường loại 2, bệnh tim và ung thư.
- Tại sao bạn cần ăn chất béo để giảm cân?
- Những thực phẩm có khả năng đốt cháy chất béo cực mạnh
- Bảo đảm bạn sẽ shock, khi biết được 3 tác hại nghiêm trọng do nội tạng tích mỡ gây ra
- Lợi, hại nội tạng động vật
- Ấn 5 đầu ngón tay tự kiểm tra sức khỏe các cơ quan nội tạng
Ngay cả những người có cân nặng bình thường cũng có thể xuất hiện mỡ nộ tạng và có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số yếu tố khiến bạn tăng mỡ bụng bất kỳ ai cũng nên biết để tránh.
1. Thực phẩm và đồ uống có đường
Thực phẩm nhiều đường bao gồm bánh ngọt, kẹo, cùng với những lựa chọn vẫn được coi là lành mạnh hơn như bánh xốp và sữa chua đông lạnh. Soda, đồ uống có hương vị cà phê và trà ngọt là một trong những đồ uống có đường phổ biến nhất.
Thức uống nhiều đường gây béo là làm tăng mỡ nội tạng cực nhanh. |
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa lượng đường tiêu thụ cao và mỡ bụng dư thừa. Điều này phần lớn là do hàm lượng cao fructose có trong đường.
2. Rượu
Khi tiêu thụ với lượng vừa phải, đặc biệt là rượu vang đỏ, nó sẽ giúp làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, bệnh gan và các vấn đề sức khỏe khác.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu ngăn chặn quá trình đốt cháy chất béo và lượng calo dư thừa có trong rượu được lưu trữ một phần dưới dạng mỡ bụng, một yếu tố hình thành nên “bụng bia” và mỡ nội tạng.
3. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là chất béo có hại nhất trên hành tinh. Chất béo chuyển hóa thường được sử dụng trong việc kéo dài thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm đóng gói, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh nướng hoặc bánh quy.
Chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là nguyên nhân gây viêm. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin và tích tụ mỡ bụng, bệnh tim và nhiều bệnh khác.
4. Hoạt động thể chất kém
Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến sức khỏe kém. Trong vài thập kỷ qua, mọi người nói chung trở nên ít hoạt động thể chất hơn. Điều này cũng làm gia tăng tỷ lệ béo phì, bao gồm cả béo bụng.
5. Chế độ ăn ít protein
Bổ sung đầy đủ protein trong chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa tăng cân.
Chế độ ăn thiếu protein sẽ dẫn đến tình trạng tích mỡ nội tạng. |
Chế độ ăn giàu protein sẽ khiến bạn cảm thấy no và hài lòng, tăng tỷ lệ trao đổi chất và dẫn đến giảm lượng calo nạp vào cơ thể một cách tự nhiên. Ngược lại, lượng protein thấp sẽ khiến bạn đói và dẫn đến tăng mỡ bụng, tích mỡ nội tạng trong thời gian dài,.
6. Căng thẳng và Cortisol
Cortisol là một loại hormone cần thiết để cơ thể tồn tại. Nó được sản xuất bởi các tuyến thượng thận và được gọi là "hormone căng thẳng" vì nó giúp cơ thể đáp ứng với căng thẳng. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân khi sản xuất quá nhiều, đặc biệt là ở vùng bụng.
Ở nhiều người, căng thẳng dẫn đến việc ăn quá nhiều. Nhưng thay vì lượng calo dư thừa được lưu trữ dưới dạng chất béo trên toàn cơ thể, cortisol lại thúc đẩy quá trình lưu trữ mỡ nội tạng.
7. Chế độ ăn ít chất xơ
Chất xơ cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và kiểm soát cân nặng. Một số loại chất xơ giúp no lâu, ổn định hormone đói và giảm sự hấp thụ calo từ thức ăn. Chế độ ăn giàu carbs tinh chế và ít chất xơ có tác dụng ngược lại đối với sự thèm ăn và tăng cân, bao gồm tăng mỡ bụng.
8. Ngủ không đủ giấc
Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc ngủ không đủ giấc với việc tăng cân, bao gồm mỡ bụng.
Chúng ta đều biết rằng mỡ nội tạng rất nguy hiểm vì gây ra nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Việc giảm bớt mỡ nội tạng là rất quan trọng không chỉ giúp giữ vóc dáng mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin