Bách khoa sức khỏe

23-07-2021 08:00:00

Nghiên cứu mới giải thích tại sao chúng ta 'không được phép' bỏ qua liều vắc xin COVID-19 thứ 2

Một nghiên cứu gần đây cho thấy không nên bỏ qua liều thứ hai của vắc xin phòng COVID-19 vì nó tạo ra sự tăng cường mạnh mẽ cho một phần của hệ thống miễn dịch, cung cấp khả năng bảo vệ kháng vi rút rộng rãi.

Liều thứ hai của vắc xin COVID-19 tạo ra sự tăng cường mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch cung cấp khả năng bảo vệ kháng vi rút trên diện rộng, theo một nghiên cứu do các nhà điều tra tại Trường Y Đại học Stanford thực hiện. Các phát hiện được công bố trên tạp chí Nature ủng hộ mạnh mẽ quan điểm rằng không nên bỏ qua liều vắc xin thứ hai.

Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu chính xác tác động của vắc-xin Pfizer mang lại. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu từ các cá nhân được tiêm vắc-xin.

Nghien cuu moi giai thich tai sao chung ta 'khong duoc phep' bo qua lieu vac xin COVID-19 thu 2

Liều thứ 2 kích thích sự gia tăng mức độ kháng thể mà cơ thể chưa có được sau lần tiêm đầu tiên - (Ảnh: Internet).

Ông Bali Pulendran, Tiến sĩ, giáo sư về bệnh lý học và vi sinh vật học và miễn dịch học cho biết: “Mặc dù có hiệu quả vượt trội, nhưng vẫn còn ít người biết về cách hoạt động chính xác của vắc xin RNA. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu phản ứng miễn dịch do vắc xin này gây ra một cách chi tiết."

Đây là lần đầu tiên vắc xin RNA được tiêm cho người và các nhà khoa học vẫn chưa có manh mối về việc tại sao chúng lại cung cấp khả năng bảo vệ 95% chống lại COVID-19.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết liều thứ hai của vắc-xin COVID-19 tạo ra sự tăng cường mạnh mẽ cho một phần của hệ thống miễn dịch, cung cấp khả năng bảo vệ kháng vi rút rộng rãi.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu của 56 tình nguyện viên khỏe mạnh trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 liều đầu tiên và thứ hai.

Họ đếm các kháng thể, đo mức độ của các protein tín hiệu miễn dịch và xác định đặc điểm biểu hiện của từng gen đơn lẻ trong bộ gen của 242.479 loại và trạng thái tế bào miễn dịch riêng biệt.

Họ phát hiện ra rằng liều thứ hai của vắc xin làm tăng nồng độ kháng thể đặc hiệu SARS-CoV-2 nhiều hơn đáng kể so với liều đầu tiên.

Tiến sĩ Pulendran cho biết: “Liều thứ hai có những hiệu ứng có lợi mạnh mẽ vượt xa những ảnh hưởng của liều đầu tiên. Nó kích thích sự gia tăng mức độ kháng thể, một phản ứng tế bào T, mà phản ứng này sẽ không xuất hiện sau lần tiêm đầu tiên. Bên cạnh đó một phản ứng miễn dịch bẩm sinh cũng được tăng cường đáng kể sau khi tiêm liều thứ 2".

Theo Pulendran, vắc xin này đã gây ra sự xáo trộn lớn đối với một nhóm tế bào phản ứng đầu tiên mới được phát hiện. Các tế bào này là một tập hợp con của các tế bào bạch cầu đơn nhân biểu hiện mức độ cao của các gen kháng vi rút và hầu như chúng sẽ không nhúc nhích để phản ứng với vi rút gây ra COVID-19. Tuy nhiên, vắc-xin Pfizer đã khiến các tế bào này hoạt động và kích hoạt hệ thống miễn dịch.

Nhóm bạch cầu đơn nhân cụ thể này chỉ chiếm 0,01% tổng số tế bào máu lưu thông trước khi tiêm chủng, nhưng sau khi tiêm liều vắc xin Pfizer thứ hai, số lượng của chúng đã tăng gấp 100 lần, chiếm 1% tổng số tế bào máu.

“Sự gia tăng bất thường về tần số của các tế bào này, chỉ một ngày sau khi tiêm chủng liều thứ 2, là điều đáng ngạc nhiên. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy những tế bào này không chỉ thực hiện hành động ngăn chặn SARS-CoV-2 mà còn chống lại các vi rút khác”, Tiến sĩ Pulendran cho hay.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu ke toan