Bách khoa sức khỏe
29-05-2019 09:43:41
Ngày nào cũng gội nhưng vẫn da đầu vẫn ngứa, nguyên nhân do đâu?
Dù đã gội đầu hằng ngày rất sạch sẽ thế mà những da đầu vẫn ngứa cực kỳ khó chịu, vậy nguyên nhân do đâu?
- 10 mẹo “biến” tóc bạc thành tóc đen tự nhiên
- Những màu tóc nhuộm phù hợp với chị em U40 trở lên
- Đẹp da, mượt tóc, trị mụn... nhờ bia
- 14 cách trị RỤNG TÓC tại nhà hiệu quả nhất bạn không nên bỏ qua
- 6 mẹo giúp bạn luôn xuất hiện với mái tóc hoàn hảo sau khi ngủ dậy
- Chào hè với 5 kiểu tóc siêu xinh siêu mát
- Biến tóc bạc thành tóc đen nhờ gừng tươi
Ngứa da đầu là là nỗi ám ảnh của nhiều người, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã gội đầu rất sạch sẽ thế mà những cơn ngứa cực kỳ khó chịu vẫn đeo bám. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Những nguyên nhân phổ biến gây ngứa da đầu gồm:
1. Nấm da đầu
Nấm là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa da đầu. Dấu hiệu nổi bật là sự xuất hiện các mảng tròn rộng có viêm nhiễm, lở loét. Bên cạnh đó còn thấy vảy gàu, nếu ở giai đoạn đầu bạn chỉ có thể thấy chúng li ti bám trên tóc nhưng khi bệnh đã trở nặng thì thường kéo theo cả mảng làm người bệnh ngứa ngáy, có mùi hôi và tóc trở nên khô cứng gãy rụng nhiều hơn.
Càng gãi, nấm sẽ càng lan rộng khắp da đầu, nhất là những vùng bị tổn thương do gãi mạnh tay.
Những thói quen sinh hoạt không đúng như: lười gội đầu, để tóc ướt khi ngủ, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn lau tóc, gối ngủ với người bị nấm da đầu… là những nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này.
2. Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng viêm da phổ biến khiến da bị đỏ, bong tróc và rất ngứa. Căn nguyên của bệnh có thể xuất phát từ nấm hay tình trạng rối loạn hormone.
Tình trạng này có thể xảy ra trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm da đầu, cổ, gáy hoặc trên khuôn mặt. Khi bệnh ảnh hưởng đến da đầu đôi khi còn được gọi là gàu. Gàu khiến da đầu ngứa dữ dội kèm theo hiện tượng bong tróc các mảng vảy trắng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Viêm da tiết bã trên da đầu có thể điều trị được bằng các loại dầu gội đặc trị, dược phẩm không kê đơn để ngăn không cho vảy rơi ra. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể sẽ được điều trị bằng dầu gội trị gàu theo toa và kem Steroid.
3. Vẩy nến
Bệnh vẩy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch kích hoạt quá nhiều tế bào da phát triển trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả da đầu. Bệnh vẩy nến trên da đầu có các biểu hiện gần giống như gàu. Bệnh này vô cùng khó chịu, khiến người ta muốn gãi không ngừng nên gây tổn thương da đầu và rụng nhiều tóc.
Các biểu hiện cơ bản của bệnh vẩy nến da đầu bao gồm:
- Hình thành các mảng da bám trên da đầu thường phổ biến ở đường chân tóc và gáy.
- Xuất hiện các mảng da bong tróc màu trắng và đỏ.
- Da đầu rất khô dẫn đến tình trạng ngứa ngáy liên tục.
- Chảy máu hoặc bị rò rỉ dịch.
- Rụng tóc đối với các trường hợp nghiêm trọng.
Người bị vẩy nến sẽ được chỉ định sử dụng kem bôi chứa thành phần steroid, calcipotriene chống viêm. Theo Health24, khoảng 10 % số mảng da dày của dày sừng quang hóa sẽ phát triển thành ung thư. Do đó, nếu phát hiện da đầu có dấu hiệu bất thường hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Các chuyên gia cho rằng, lạm dụng hóa chất, uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích… là các tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, bạn cần xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh vẩy nến da đầu.
4. Dị ứng
Da đầu bị ngứa, khô và bong tróc có thể liên quan đến các sản phẩm chăm sóc tóc hoặc da đầu. Khi bị viêm da dị ứng trên da đầu sẽ xuất hiện những mụn nhỏ màu đỏ khiến chúng ta ngứa rát. Lúc nào cũng cảm thấy da đầu ẩm ướt, tóc bết dính do nhờn và dịch từ những đốm mụn vỡ ra.
Đa số, các loại dầu gội, gel, keo xịt hoặc sản phẩm giữ nếp tóc đều có chứa hóa chất độc hại và một vài thành phần dễ gây kích ứng đối với những ai mẫn cảm các loại hương liệu. Do đó, hãy thử độ dị ứng của các loại dầu gội hoặc sản phẩm da đầu trước khi sử dụng để tránh kích ứng.
Tình trạng dị ứng còn hay xảy ra ở những người nhuộm tóc hoặc thường xuyên thay đổi kiểu tóc.
Ngoài ra, mỗi người chỉ phù hợp với một số loại dầu gội nhất định, nên nếu thay đổi dầu gội liên tục, da đầu của sẽ không thể thích ứng kịp.
5. Chấy rận
Chấy rận thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Chấy rận cũng là nguyên nhân gây ngứa da đầu.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm chấy, hãy kiểm tra da đầu và tóc để tìm dấu hiệu của những sinh vật này. Bạn có thể nhìn thấy chấy hoặc trứng của chúng trên tóc của bạn.
6. Ung thư da
Ung thư da có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả da đầu và các bộ phận khác liên quan đến vùng đầu.
Ung thư da đầu là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Trên đầu có rất nhiều dây thần kinh quan trọng, do đó ung thư da đầu là một tình trạng nghiêm trọng và cần nhận được sự quan tâm đúng đắn.
Các triệu chứng cơ bản của ung thư da đầu: ngứa da, xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti. Đặc biệt, có thể xuất hiện rất nhiều vảy da, bã nhờn và có xu hướng phát triển theo thời gian. Khi gặp những triệu chứng này bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
7. Một số nguyên nhân khác
- Bệnh lý như Parkinson và HIV cũng có thể liên quan đến tình trạng ngứa và bong tróc vảy trên da đầu.
- Chế độ ăn uống không phù hợp cũng có liên quan đến tình ngứa da đầu, như: thiếu vitamin D và một số khoáng chất nhất định có thể làm da đầu suy yếu và dễ bị kích ứng.
- Không vệ sinh da đầu thường xuyên khiến bụi bẩn, nấm mốc có cơ hội phát triển.
- Căng thẳng, stress cũng được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ngứa da đầu.
- Bệnh ghẻ được gây ra bởi một con bọ nhỏ, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể, bao gồm cả da đầu.
- Đôi khi tình trạng ngứa da đầu không nổi mề đay mẩn ngứa hoặc các phản ứng da khác là dấu hiệu rối loạn thần kinh.
Hà Thanh
Theo Tạp chí Sống khỏe