Bách khoa sức khỏe
08-01-2018 17:45:28
Tuyệt chiêu để trẻ nhỏ luôn hào hứng với những món ăn từ cá
Cá là một món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Cách tập cho con ăn cá như thế nào để tạo cho trẻ cảm giác hứng thú và ngon miệng với món ăn sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
- Dừng ăn cá hồi nuôi trước khi quá muộn, đây là lí do tại sao
- Những thời điểm nào tuyệt đối không nên ăn cá?
- Muốn mắt khỏe hãy ăn cá biển
Cá là một nguồn dinh dưỡng phong phú, đặc biệt cung cấp DHA tự nhiên rất tốt cho bé. Cách tập cho con ăn cá tiến hành như thế nào để bé dễ chấp nhận và yêu thích món ăn này? Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin giúp bé tiếp cận món ăn từ cá dễ dàng hơn.
Khi nào nên tập cho con ăn cá?
Cá là món ăn mà các mẹ có thể chuẩn bị cho con vào tuần thứ 3 khi bé mới tập ăn dặm. Các loại cá thịt trắng như cá quả rất lành tính, là thực phẩm từ động vật được giới thiệu đầu tiên cho bé, trước cả thịt bò, thịt gà, thịt lợn…
Thời điểm tập cho con ăn cá cần tạo cho bé sự hứng thú cho bữa ăn |
Khi cho con ăn dặm, nhiều mẹ tỏ ra dè dặt với món cá vì lo sợ rằng cá có vị tanh, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ bị "đi ngoài". Nhưng chính vì việc trì hoãn không hợp lý này, mẹ vô tình làm lỡ mất một nguồn cung cấp DHA tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy tự tin tập cho bé ăn cá khi con sẵn sàng ăn dặm.
Khi bắt đầu giới thiệu món ăn từ cá, mẹ nên chỉ cho bé ăn một lượng cả rất nhỏ. Nên cho bé làm quen khi đang đói và ăn vào buổi sáng. Nên cho con ăn cá vào buổi sáng vì nếu chẳng may bé có bị dị ứng hoặc có phản ứng không tốt với món cá, mẹ sẽ có thời gian để quan sát cũng như xử lý dễ dàng hơn.
Mẹ nên cho bé ăn từng chút một và liên tục trong 2-3 ngày liền nhau để kiểm tra phản ứng ở trẻ. Nếu bé hấp thu tốt, không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ có thể cho cá vào những món ăn dặm thường xuyên của trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ nên tạm dừng việc cho bé ăn cá, đến khi bé 8 tháng tuổi thì mẹ thử lại. Trong trường hợp bé vẫn bị dị ứng hoặc gia đình có ai đó có tiền sử dị ứng với đồ ăn từ cá thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lợi ích của cá đối với trẻ
Cá là loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích với trẻ. Trong đó nổi bật là những tác dụng sau:
- Cá cung cấp acid béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ và nhận thức của trẻ.
Cá hồi cung cấp rất nhiều omega-3 tốt cho trí não của bé |
- Giàu vitamin A, D, E, K tan trong chất béo.
- Cá là nguồn cung cấp protein dồi dào.
- Cá có khả năng cải thiện thị lực.
- Tốt cho tim.
Loại cá nào tốt cho bé?
Khi mới bắt đầu làm quen, mẹ nên lựa chọn cá thịt trắng. Vì cá thịt trắng dễ tiêu hóa và ít có khả năng gây dị ứng sẽ tốt hơn cho trẻ. Cá được gợi ý cho mẹ đó là cá quả (hay còn gọi là cá lóc).
Dần dần sau đó, mẹ có thể cho bé tập ăn với cá hồi, cá tuyết. Khi bé đã quen với món cá, mẹ có thể duy trì thực đơn với hai bữa cá mỗi tuần, và tăng lên phù hợp với độ tuổi của trẻ. Các loại cá nước ngọt đều có thể dần giới thiệu cho bé.
Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc một số loại cá nước mặn, có thể có nguy cơ chứa lượng thủy ngân cao, dễ gây độc hại. Mẹ nên lựa chọn những loại cá nước lạnh chứa hàm lượng thủy ngân thấp để tập cho con ăn như cá hồi, cá tuyết... vừa an toàn vừa cung cấp lượng omega-3 dồi dào cho bé
Cách chế biến món cá cho trẻ
Khi mới bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn một loại cá duy nhất trong thời gian nhất định. Khi trẻ đã hấp thụ tốt thì bổ sung thêm các loại khác cho bữa ăn đa dạng. Khi bé dưới 1 tuổi, cá hấp hoặc cá luộc là 2 cách chế biến tốt nhất cho trẻ.
Bởi vì để bé ăn các món chiên, xào sớm không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ có thể làm các món ăn như cháo cá, súp cá hoàn toàn phù hợp cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Khi bé lớn hơn 1 tuổi, mẹ bắt đầu giới thiệu các cách chế biến khác cho món cá thêm phong phú hơn.
Cách tập cho con ăn cá vô cùng quan trọng, quyết định đến sự yêu thích món cá sau này của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy nghiên cứu kỹ cách tập ăn dặm cho trẻ để mỗi bữa ăn đều là niềm vui đối với bé.
N.T