Bách khoa sức khỏe

09-09-2015 16:05:32

Đừng để mất con vì sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết lại trở thành từ khóa “hot” trong thời gian gần đây khi số lượng trẻ mắc bệnh không ngừng tăng lên và tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Toàn quốc đến thời điểm này đã ghi nhận hơn 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và đã có 16 người tử vong. Trong đó, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 có 6 trường hợp tử vong. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số lượng trẻ nhập viện cũng tăng gấp nhiều lần so với các tháng trước đó.

Theo các bác sĩ, đối với các trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết đều do người thân phát hiện chậm, cho nhập viện trễ. Khi cấp cứu, dù nỗ lực cố gắng nhưng đội ngũ y bác sĩ vẫn không thể “xoay chuyển tình thế”. Vì vậy, việc cha mẹ phát hiện và xử trí kịp thời được coi là điều quan trọng để bệnh sốt xuất huyết không biến chuyển theo chiều hướng xấu nhất.

Nhận dạng sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được điều trị sớm thì sẽ hết dứt điểm, không để lại di chứng. Thậm chí, các ca có biến chứng nặng, hay thay máu cũng vậy.

Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2- 7 ngày, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp , đau đầu. Trong 1 số trường hợp kèm viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở nhũ nhi có thế kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với các loại virus khác.

Triểu chứng nổi trội của sốt xuất huyết ở trẻ em là đau họng và đau bụng kèm sốt

Triệu chứng nổi trội của sốt xuất huyết ở trẻ em là đau họng và đau bụng kèm sốt

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ, chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi. Một số bệnh nhi có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như, lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, gan to, một số trường hợp diễn biến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện chân tay lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp không đo được.

Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.

Đừng tự ý dùng thuốc

Thực tế, có nhiều ca bệnh chỉ đi khám khi đã bị sốt liên tục từ 3 đến 4 ngày. Ở nhà, phụ huynh tự điều trị, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả. Thậm chí, khi mất máu nhiều do bệnh chuyển biến nặng mới nhập viện.

Các bác sĩ cho hay, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được hạ sốt với thuốc phù hợp. Sốt xuất huyết gây tổn thương gan, trường hợp dùng thuốc không đúng liều lượng sẽ góp phầm làm tổn thương thêm trầm trọng. Điều này càng khiến suy gan hơn.

Hiện nay, có một số thuốc hạ sốt nhưng lại làm tăng nguy cơ xuất huyết, khiến bệnh nhẹ trở nặng và nguy hiểm hơn cho người bệnh. Do đó, khi phát hiện con bị sốt, có nhiều dấu hiệu bị sốt xuất huyết, phụ huynh không nên tự ý cho dùng thuốc, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nếu phụ huynh phát hiện con có những dấu hiệu trên hay trong gia đình có người bị sốt xuất huyết thì nên đưa đi khám, được chẩn đoán và điều trị. Nếu việc chữa trị chậm trễ, khi sốt xuất huyết nặng, biến chứng khiến suy đa cơ quan, có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:

- Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì

- Đau bụng

- Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen

- Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

kế toán du lịch dịch vụ