Bách khoa sức khỏe
16-05-2018 09:01:17
6 loại thực phẩm “đại kỵ” với các mẹ bầu?
Rau củ quả là thực phẩm cực kì quan trọng và không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh xa để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Bị phù khi mang thai – có nên uống ít nước?
- 5 cách giúp bà bầu đối phó với tình trạng đau lưng khi mang thai
- Những điều nên làm trước khi mang thai
- Tắm nước nóng và xông hơi rất có lợi cho sức khỏe tim mạch
9 tháng 10 ngày mang thai có lẽ là khoảng thời gian người mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhiều nhất, vì chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.
Mặc dù, đa số các loại trái cây và rau củ đều chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nó tốt tuyệt đối với bà bầu. Do vậy trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào mẹ bầu nên tìm hiểu rõ vì có rất nhiều thực phẩm “đại kỵ” đối với phụ nữ mang thai.
Không phải tất cả các loại trái cây và hoa quả đều tốt cho bà bầu |
Những loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh xa
1. Rau sam
Rau sam có vị hơi chua và mặn, có thể dùng ăn tươi như rau sống, luộc hay nấu tương tự như cải bó xôi (rau chân vịt), do có độ nhầy nên nó thích hợp để chế biến các món súp hay thịt hầm. Rau sam trước kia chỉ biết đến như một loại cỏ dại, mãi sau này mới được nhiều người sử dụng do chứa rất nhiều axit béo và omega-3 có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt trong rau sam có chứa chất chống oxi hóa, nên bên cạnh cung cấp dinh dưỡng nó còn có công dụng trẻ hóa. Ngoài ra một vài nghiên cứu gần đây còn phát hiện trong rau sam có chứa một vài hoạt chất chống lại đột biến gen và tiểu đường. Đồng thời, rau sam còn lợi tiểu, trị kiết lị, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, trị trướng,... Tuy nhiên, nó lại là thực phẩm các mẹ bầu cần phải tránh xa, nhất là là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vì rau sam sẽ kích thích mạnh tử cung và gia tăng tầng suất co bóp, làm tăng nguy cơ sảy thai và nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ.
Chính vì thế bà bầu cần tránh ăn loại rau này trong thời gian đầu mang thai, tuy nhiên, nếu mẹ đang ở giai đoạn cuối thai kì thì sử dụng một ít rau sam sẽ giúp dễ sinh hơn đấy.
2. Dứa
Quả dứa (thơm) không chỉ ngon, ngọt mà còn chứa rất giàu các loại vitamin như C, A, B1, B2,... lại ít calo, không chứa chất béo và cholesterol xấu nên rất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó loại trái cây này cũng chứa một nguồn canxi và mangan dồi dào giúp xương và cơ thể phát triển, đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ. Một vài nghiên cứu còn chứng minh dứa giúp tăng thị lực, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm và giảm đông máu.
Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, dứa được đưa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu, vì loại trái cây này chứa hoạt chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, đặc biệt những trái dứa xanh lại càng chứa nhiều hoạt chất này nên tăng khả năng sảy thai và sinh non. Các chuyên gia cũng cho biết thêm nếu đun dứa lên thì hoạt chất bromelain sẽ bị tiêu trừ nên mẹ bầu vẫn có thể sử dụng, nhưng để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi tốt nhất các mẹ nên kiêng loại quả này trong gian đoạn đầu của thai kỳ.
Trong dứa có chứa hoạt chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và gây sinh non hoặc sảy thai |
Không chỉ phụ nữ mang thai, người bình thường cũng không nên sử dụng quá nhiều dứa, vì vốn chứa nhiều đường và carbohydrate rất cao, nên sẽ khiến tăng đột biến đường trong máu lâu ngày gây ra tiểu đường. Bên cạnh đó các chuyên gia dinh dưỡng còn phát hiện vì dứa có tính axít cao nên gây sâu răng, mềm răng và buốt răng.
3. Ngải cứu
Ngải cứu nổi tiếng là phương thuốc giúp giảm nhức mỏi, lưu thông máu, giảm đau bụng và còn được biết đến như một biện pháp hỗ trợ cho những người hay động thai và sảy thai liên tục. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây lại chứng minh điều ngược lại, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu sử dụng ngải cứu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu tử cung, co thắt và dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Vì vậy nếu có ý định sử dụng ngải cứu để dưỡng thai, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, tốt nhất nên dùng khoảng 3-5 ngọn mỗi lần và chỉ nên ăn 3 lần/tuần. Nếu phụ nữ có tiền sử bị sảy thai, sinh non thì tránh sử dụng ngải cứu để bảo vệ mẹ và bé.
4. Đu đủ
Đu đủ chín chứa tới 90% là nước, 13% đường, không có tinh bột, nhiều caretenoid axit hữu cơ, các loại vitamin A, B, C protein; 0.9% chất béo, 0.5 % canxi và rất nhiều chất chống oxi hóa khác. Cũng nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên đu đủ chín được rất nhiều người ưa thích bởi không chỉ giúp giảm cân, da đẹp, trị rụng tóc mà còn tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm, giúp hệ tiêu hóa và tim mạch khỏe mạnh.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Viện Đại học Sussex (Anh) đã chứng minh đu đủ xanh không có lợi cho phụ nữ đang mang thai, vì loại thực phẩm này có thể gây ức chế hormone progesterone, làm cản trở quá trình thụ thai, khiến phụ nữ khó mang bầu. Ngoài ra một nghiên cứu còn chứng minh chất papain có trong đu đủ xanh sẽ phá hủy màng tế bào của phôi thai, dẫn đến sảy thai. Vì vậy mà đu đủ được xếp vào những thực phẩm bà bầu cần phải tránh xa.
Đu đủ xanh nằm trong top những |
5. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm không chỉ là thực phẩm bà bầu cần tránh xa mà tất cả chúng ta đều không nên ăn chúng, vì khoai tây quá già khi gặp môi trường ẩm dễ nảy mầm, khiến tinh bột sẽ chuyển đổi thành đường, đường dần dần biến đổi thành solaine và chaconine-alpha, người ăn phải có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nhiều trường hợp còn có thể gây hại nghiêm trọng cho thần kinh và rồi loạn tiêu hóa như mê sản, tiêu chảy, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, tê liệt, giãn đồng tử,... đặc biệt bà bầu nếu ăn khoai tây nảy mầm sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai. Thế nên mẹ bầu cần cẩn trọng hết sức trong việc sử dụng khoai tây, tốt nhất nên nói không với khoai tây và cả những thức ăn chế biến sẵn từ loại củ này nhé.
Một mẹo chọn khoai cho các mẹ đó là nên chọn khoai rắn, chắc tay, không có mầm. Khi mua về nên cho khoai vào thùng, thoáng khí và không bị ẩm. Nếu vô tình ăn phải khoai chứa chất độc tốt nhất không điều trị tại nhà mà nên gặp bác sĩ ngay.
6. Nhãn
Nhãn là một loại quả có mùi vị thơm ngon và ngọt, với nguồn vitamin C dồi dào, loại quả này có thể trị được các bệnh phổ biến như cảm cúm, cảm lạnh và giúp cải thiện làn da. Không chỉ thế, sử dụng nhãn thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt, từ đó đẩy lùi nguy cơ đột quỵ và đau tim. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh nhãn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, đồng thời giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và suy giảm trí nhớ.
Tuy nhiên, đây là một loại quả mẹ bầu không nên ăn, bởi khi mang thai nội tiết tố thay đổi khiến thân nhiệt các mẹ tăng cao, kèm theo hiện tượng đầy hơi, táo bón, do vậy ăn quá nhiều nhãn sẽ. làm tăng khí nóng trong người, dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng dưới, động thai… Nghiêm trọng hơn, bà bầu ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.
Ngoài những loại thực phẩm trên mẹ bầu cũng cần tránh ăn rau răm và mướp đắng (khổ qua) vì chúng chứa những chất gây co thắt tử cung, xuất huyết và sảy thai. Bên cạnh việc ghi nhớ 6 loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh xa trên, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất sau:
Những loại rau quả mẹ bầu cần cung cấp trong suốt thai kỳ |
Chất đạm
Protein có nhiều trong các loại thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại đậu. Các chuyên gia khuyến khích bà bầu sử dụng các loại thực phẩm này vì chúng có khả năng giúp các tế bào mô của thai, tuyến vú và mô tử cung của bà bầu phát triển. Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung đủ 10-18g protein (khoảng 1-2 ly sữa, 50-10 gr thịt cá,...).
Chất sắt
Sắt có trong phần lớn các loại thịt, tim, cật, gan va rau xanh. Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung ít nhất 15gr sắt
Axit folic (vitamin B9)
Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh thẫm màu và một số loại hạt như mè và lạc. Khi bổ sung đầy đủ chất này sẽ giúp giảm nguy cơ dị tất ống thần kinh cho trẻ, dị tật nứt đốt sống ở thai nhi.
Đồng thời mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin C, canxi, vitmin D, ...để giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cũng đừng quên uống đủ nước, tránh những nơi ồn ào và những loại hóa chất độc hại. Hãy tích cực tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để có thể tránh những điều đáng tiếc xảy ra nhé!
Simon
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình