Bách khoa sức khỏe
25-05-2015 09:26:14
Nguy cơ mù loà vì điều trị bằng thuốc nhỏ mắt
Thực tế, corticoid là một thành phần phổ biến trong nhiều loại thuốc nhỏ mắt. Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần này, bạn rất có thể mắc nguy cơ mù loà.
- Những bệnh, tật mắt dễ mắc nhất
- Những triệu chứng nguy hiểm cho mắt không thể bỏ qua
- Thực phẩm hỗ trợ sáng mắt
- Chữa dị ứng mắt chỉ bằng uống nước
- Bảo vệ mắt tránh nguy cơ loét giác mạc
Ảnh minh hoạ |
Việc điều trị đau mắt, đỏ mắt bằng những loại thuốc nhỏ mắt thông thường là một trong những thói quen của rất nhiều người hiện nay. Hơn nữa, đôi khi chúng ta chỉ xem chỉ định mà không cần biết thành phần của nó.
Điều này làm tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh về mắt trong tương lai. Một trong số những căn bệnh nguy hiểm đó phải kể đến Glocom (dân gian thường gọi với cái tên thiên đầu thống). Đây là một căn bệnh của thần kinh thị giác, khi các tế bào trong võng mạc bị tiêu diệt.
Theo thống kê của Bệnh viện mắt Trung Ương, có đến 30% số bệnh nhân mắc Glocom tại đây có tiền sử điều trị đau mắt bằng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần corticoid. Đa phần các bệnh nhân này ban đầu bị viêm kết mạc nên đã tự ý mua thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid và điều trị trong thời gian dài mà không biết mình đang huỷ hoại đôi mắt của mình.
Bách Khoa Sức Khỏe cho biết: đa số các thuốc này đều có chứa kháng sinh chống nhiễm khuẩn và kháng viêm rất tốt. Khi tra mắt, các thuốc này có tác dụng nhanh và làm mắt cảm thấy dễ chịu. Việc này khiến nhiều người truyền tai nhau tạo nên thương hiệu “thuốc quý” cho các loại thuốc có chứa corticoid.
Tuy nhiên, một số trường hợp viêm loét giác mạc do nấm hoặc herpes, nếu sử dụng loại thuốc có chứa corticoid thì rất dễ gây thủng giác mạc, mù loà. Bên cạnh đó,
trường hợp bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm hay herpes, nếu nhỏ corticoid sẽ làm bệnh bùng phát và nặng thêm, gây biến chứng thủng giác mạc hoặc sẽ làm cho vết loét rộng ra, lâu làm sẹo và có thể dẫn đến thủng giác mạc, gây mù). Bên cạnh đó, sử dụng corticoid trong thời gian dài có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp và tổn thương dây thần kinh thị giác. Hậu quả phổ biến và cụ thể nhất hiện nay là chứng bệnh Glocom.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ ở viện Mắt trung ương, bệnh Glocom là một dạng cấp cứu nhãn khoa, khi phát hiện cần được điều trị ngay theo sự chỉ định, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Việc phòng tránh mù lòa do glocom chỉ có thể là phát hiện sớm, điều trị kịp thời hoặc can thiệp phẫu thuật và phải được theo dõi thường xuyên, tái khám định kỳ.
Nguyễn Lâm