Bách khoa sức khỏe

07-06-2021 17:00:00

Không rượu bia, thuốc lá, nữ giáo viên trẻ vẫn mắc ung thư gan: lý do là duy trì 2 thói quen này thường xuyên

Thời gian gần đây, truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về một cô gái trẻ tên là Xiao Liu, một giáo viên gương mẫu với lối sống tương đối lành mạnh nhưng lại qua đời ở tuổi 29 vì căn bệnh ung thư gan.

Theo tờ Sohu, Xiao Liu là giáo viên chủ nhiệm lớp nên cô thường xuyên bận rộn, thường phải thức khuya, làm thêm giờ trong nhiều năm liền... Lâu dần hình thành thói quen, cô thường không bao giờ đi ngủ trước 2h sáng.

Thêm vào đó, trong lớp có nhiều học sinh nghịch ngợm nên Xiao Liu thường ở trong trạng thái buồn phiền, tức giận.

Khong ruou bia, thuoc la, nu giao vien tre van mac ung thu gan: ly do la duy tri 2 thoi quen nay thuong xuyen

Xiao Liu tuy không uống rượu bia, hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư gan - (Ảnh: Internet).

Trong khoảng đầu năm nay, Xiao Liu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và bụng đau nhói, vì công việc bận rộn và nghĩ mình thiếu ngủ nên cô phớt lờ triệu chứng này. Tuy nhiên, một thời gian sau cô cảm thấy buồn nôn và nôn ra máu, nên cô gái trẻ đã vào viện kiểm tra. Sau một loạt các cuộc kiểm tra chi tiết, kết luận của bác sĩ khiến cô vô cùng sốc.

Theo đó, cô bị ung thư gan giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn đến phổi, vì vậy không thể phẫu thuật. Sau nhiều lần hóa trị, Xiao Liu đã qua đời khi chỉ mới 29 tuổi.

Sau khi tìm hiểu rõ công việc và thói quen sinh học của Xiao Chen, bác sĩ khẳng định chính 2 thói quen dưới đây đã khiến cô gái trẻ phải gánh án tử!

1. Thức khuya trong thời gian dài

Khong ruou bia, thuoc la, nu giao vien tre van mac ung thu gan: ly do la duy tri 2 thoi quen nay thuong xuyen

Thức khuya là thói quen gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là gan - (Ảnh: Internet).

Thời gian chúng ta ngủ là lúc hệ thống sinh học của cơ thể nghỉ ngơi, trong khi gan tập trung làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất dư thừa, độc hại mà cơ thể đã hấp thụ. Do đó nếu chúng ta thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học tự nhiên, làm tăng sinh nhiều phản ứng oxy hóa sản sinh ra nhiều chất trung gian độc hại, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ thải độc của gan, thậm chí có thể làm tổn thương gan. Theo thời gian, khả năng miễn dịch của cơ thể xuống dốc và các vấn đề về gan, đặc biệt là ung thư cũng từ đó mà xuất hiện.

2. Tức giận, căng thẳng thường xuyên làm tổn thương gan

Có thể chúng ta chưa biết, khi ta nóng giận, tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên, lâu dần sẽ phát triển thành ung thư.

Vì sao chúng ta chỉ phát hiện ung thư gan khi ở giai đoạn muộn?

Gan là cơ quan không có "dây thần kinh cảm giác đau" vì thế khi ung thư hình thành sẽ không có biểu hiện một cách rõ ràng. Khi triệu chứng bộc lộ thì ung thư sẽ đến giai đoạn cuối, lúc này thường đã ở giai đoạn muộn nên việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu gan bị tổn thương là vô cùng cần thiết.

Theo Y học, những người bị tổn thương gan sẽ nhận được những "tín hiệu báo động" này:

- Chán ăn

- Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải (HSP)

- Trướng bụng.

- Vàng da, củng mạc mắt,…

- Sụt cân

- Buồn nôn, nôn

- Mệt mỏi

- Ngứa

- Vàng da, củng mạc mắt.

- Đi ngoài phân trắng/ bạc màu.

Có thể nói, trường hợp của cô Xiao Liu là một hồi chuông cảnh tỉnh cho đại đa số bộ phận giới trẻ hiện nay, thường xuyên làm “cú đêm” và duy trì lối sống không lành mạnh. Bệnh tật, đặc biệt là ung thư sẽ không chừa một ai, đặc biệt với những người không chú ý tới sức khỏe. Vì vậy, chúng ta cần để ý tới sức khỏe nhiều hơn, dù bận rộn nhưng cũng cố gắng ngủ đủ giấc, sống lành mạnh, không uống rượu, không hút thuốc, tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. Chỉ có như vậy mới có thể nói không với thuốc thang, bệnh tật.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

baocaothue