Bách khoa sức khỏe
27-01-2020 15:00:00
Hoa mắt, chóng mặt: Đi tìm nguyên nhân để điều trị
Nhiều người thường chủ quan khi bị hoa mắt, chóng mặt. Tuy nhiên, nguyên nhân hoa mắt, chóng mặt có thể tìm ẩn những căn bệnh nguy hiểm.
- Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân - Dấu hiệu dẫn đến tai biến đột quỵ không thể bỏ qua
- Chóng mặt, buồn nôn: Cẩn thận bệnh nguy hiểm
- 14 dấu hiệu ở chân cảnh báo các bệnh nguy hiểm, đi khám ngay kẻo hối không kịp
- Tê ngón tay - Dấu hiệu cảnh báo hàng loạt căn bệnh nguy hiểm
- Thường xuyên ngủ ngáy: Cảnh giác 8 căn bệnh nguy hiểm sau
Hoa mắt, chóng mặt do cơ chế nhiệt độ cơ thể
Thông thường, mỗi người thường bị vài lần hoa mắt, chóng mặt trong đời. Khi thời tiết nắng nóng, chỉ cần nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường sẽ gây ra chứng hoa mắt chóng mặt. Vì vậy, những người làm việc, rèn luyện ngoài trời quá sức và mất nước thường bị chóng mặt, hoa mắt.
Đối với nguyên nhân này, triệu chứng này chỉ nhất thời. Chúng ta chỉ cần bổ sung thêm nước, thực phẩm đầy đủ cho cơ thể để phòng tránh. Khi bị hoa mắt, chóng mặt nên tìm nơi thoáng mát để nghỉ ngơi.
Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu
Một nguyên nhân khác dẫn dến hoa mắt, chóng mặt là do thiếu máu. Khi bị thiếu máu, lượng ôxy và dinh dưỡng đến các tế bào không đủ. Điều này cũng gây hoa mắt, chóng mặt.
Phụ nữ thường bị thiếu máu do chu kì kinh nguyệt kéo dài. Phụ nữ mang thai thì nguy cơ bị thiếu máu càng cao. Cơ thể cần chất sắt, protein và vitamin để sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầù. Chế dộ ăn nên đảm bảo các dưỡng chất này để tránh bị thiếu máu.
Người bị thiếu máu nên ăn nhiều các loại thực phẩm như thịt bò, rau muống, trái cây… Khi lượng máu nuôi cơ thể đủ thì các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt sẽ biến mất.
Hoa mắt, chóng mặt do hạ đường huyết
Người bị tụt đường huyết sẽ có triệu chứng hoa mắt,chóng mặt. Lúc này, nên bổ sung đường nhanh bằng uống một ly nước cam hoặc ăn bánh mì nướng, ăn một thanh kẹo.
Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp nhất thời, người bệnh nên quan tâm chú ý đến lượng đường trong máu. Vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng, tránh để bụng đói khi làm việc, học tập.
Hoa mắt, chóng mặt do Bệnh chóng mặt lành tính (BPPV)
Chóng mặt do bệnh chóng mặt lành tính là một trong những dạng chóng mặt thông thường nhất và thường xảy ra vì thay đổi tư thế đột ngột. BPPV tự phát thường xảy ra ở người trên 40 tuổi và thường ở phụ nữ.
Nếu chóng mặt, hoa mắt do BPPV thì không phải tác hại nghiêm trọng. Nếu BPPV kéo dài thì cần sự điều trị với bác sĩ. Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi và tập thể dục. Động tác thể dục Brandt-Daroff sẽ hỗ trợ điều trị BPPV.
Các bước tập:
- Ngồi ở cạnh giường
- Nghiêng đầu về phía trái theo góc 45 độ
- Nằm xuống thật nhanh về bên phải
- Đợi 20-30 giây hoặc cho đến khi hết bị choáng váng
- Lặp lại chu kỳ này 5 lần trong khoảng 10 phút
Hoa mắt, chóng mặt và đột quỵ
Ảnh minh họa |
Đôi khi chóng mặt, hoa mắt lại rất nguy hiểm. Bởi chúng là dấu hiệu đầu tiên của cơn đột quỵ. Nếu có đi kèm với một số thay đổi như đau đầu, thị lực giảm hoặc nghẹn khó nói thì bạn cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
Bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ đột quỵ, tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán dạng đột quỵ mắc phải, bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc để làm loãng máu, khử cục máu đông và dùng thuốc hạ huyết áp. Hiện nay, tỷ lệ đột quỵ ở Việt Nam rất cao nên không thể chủ quan khi có những dấu hiệu này.
Với rất nhiều nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt cần tìm hiểu “đúng bệnh“đúng thuốc”. Hoa mắt, chóng mặt có thể ảnh hưởng đến công việc thậm chí gây tai nạn nên không thể lơ là.
Minh Thư
Theo tạp chí Sống Khỏe