Bách khoa sức khỏe

19-02-2022 00:00:00

Dưới đây là những nhóm máu hiếm nhất tại Việt Nam mà bạn phải biết

Nhóm máu được xác định về mặt di truyền. Con cái thừa hưởng các nhóm máu từ cha mẹ của mình. Máu chứa các kháng nguyên nằm trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Để xác định nhóm máu, hệ thống ABO và yếu tố Rh được xem xét.

Hệ thống ABO xác nhận nhóm máu có hay không có kháng nguyên A, B. Yếu tố Rhesus hoặc yếu tố Rh được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu cũng được di truyền từ cha mẹ. Nếu máu có protein Rh, người đó là Rh dương tính và nếu máu thiếu nó, người đó có Rh âm tính.

Các nhóm máu khác nhau là gì?

Dựa trên hệ thống ABO và yếu tố Rh, các nhóm máu khác nhau là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O-.

Duoi day la nhung nhom mau hiem nhat tai Viet Nam ma ban phai biet

Dựa trên hệ thống ABO và yếu tố Rh, các nhóm máu khác nhau là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O-.

Nhóm máu là A nếu nó chứa kháng nguyên A và nó là B nếu nó có kháng nguyên B. Nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trong khi nhóm máu AB có cả kháng nguyên A và B. Yếu tố dương tính (+) hay âm tính (-) phụ thuộc vào yếu tố Rh trong máu.

Nhóm máu hiếm nhất là gì?

Độ hiếm của các nhóm máu được xác định bởi sự hiện diện của chúng trong quần thể dân số. Các nhóm máu ít thấy trong dân số được cho là nhóm máu hiếm. Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).

Theo Hiệp hội truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Do đó, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-).

Tại sao việc xác định nhóm máu là điều cần thiết?

Người có nhóm máu Rh- không nhận máu từ nhóm Rh+ (ngoại trừ lần đầu truyền máu vì chưa có kháng thể chống Rh+). Những người thuộc nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người thuộc nhóm máu khác bởi các lý do:

Duoi day la nhung nhom mau hiem nhat tai Viet Nam ma ban phai biet

Độ hiếm của các nhóm máu được xác định bởi sự hiện diện của chúng trong quần thể dân số.

- Thứ nhất, khi họ cần phải truyền máu (ví dụ do tai nạn gây mất máu hoặc phẫu thuật cấp cứu) thì không phải lúc nào cơ sở y tế hoặc bệnh viện nơi cấp cứu cũng có sẵn nhóm máu hiếm này.

- Thứ hai, nếu người mẹ có Rh- và em bé là Rh+, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể (protein) chống lại máu Rh+ của em bé và có thể gây ra các triệu chứng tán huyết từ nhẹ đến nặng.

- Thứ ba, những phụ nữ có nhóm máu Rh-, đã mang thai có nhóm máu Rh+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu nhóm Rh+ đầu tiên.

Nguyên tắc truyền máu

Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng.

Người có nhóm máu O, còn được gọi là nhóm máu cho phổ thông tức là có thể cho được tất cả các nhóm nhưng chỉ nhận được máu từ cùng nhóm O. Nhóm máu AB là nhóm máu nhận phổ thông tức là nhận được tất cả các nhóm nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu AB.

Người có nhóm máu A có thể nhận các loại nhóm máu O hoặc A, người có nhóm B có thể nhận máu nhóm O hoặc B.

Việc xác định nhóm máu trong quá trình truyền máu là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp không tương thích, các kháng thể của chính cơ thể tấn công kháng nguyên của máu được truyền gây phản ứng và đào thải. Các phản ứng đồng loạt có thể gây ra sốc và dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dịch vụ làm báo cáo tài chính