Bách khoa sức khỏe
05-12-2018 00:00:00
Điểm tên 7 loại đồ uống tốt cho người bệnh TIỂU ĐƯỜNG
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường cần kiêng rất nhiều thứ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, người mắc bệnh này có thể uống những loại đồ uống dưới đây hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- ĐƯỜNG có thật sự là nguyên nhân gây tiểu đường?
- Hoa quả dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Loại quả mọc nhiều ở Việt Nam giúp điều trị tiểu đường hơn cả sử dụng thuốc
- Buổi sáng ngủ dậy mà có triệu chứng sau, bạn đã bị tiểu đường
- Giữ đôi mắt khỏi tử thần mang tên “Tiểu đường tuýp 2”
- Nguy cơ lớn biến chứng tim mạch của người tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, là căn bệnh mãn tính khiến lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Có thể phân tiểu đường thành 2 loại:
Tiểu đường type 1: Người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
Tiểu đường type 2: Những người bị tiểu đường type 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là type 2.
Khi phát hiện mắc bệnh tiểu đường, ngoài việc tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của các bác sĩ, người bệnh còn phải thay đổi ngay thói quen ăn uống hàng ngày.
Bạn cần thiết lập chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và hạn chế hấp thu đường để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Dưới đây là 7 loại nước giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường:
1. Trà xanh
Trong trà xanh chứa EGCG và theaflavins, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu và làm tăng tác dụng của insulin. Uống 6 tách trà xanh mỗi ngày có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tuy nhiên, trong trà xanh còn chứa caffeine có khả năng làm tăng đường huyết. Vì vậy, những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi khởi động chương trình uống trà để chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2.
2. Sinh tố táo
Táo có chứa hàm lượng lớn chất pectin, chất này được tập trung nhiều ở vỏ và hạt táo, có tác dụng như một chất “khử độc” trong cơ thể. Nó cũng có khả năng loại trừ những độc tố gây hại cho mạch máu và làm giảm hàm lượng insulin tới hơn 35% trong máu.
Ngoài ra, táo chứa nhiều vitamin B1, có khả năng ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng tới các tế bào não- một chứng bệnh thường xảy ra đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Vì thế bạn có thể thỏa sức ăn táo hoặc món nước sinh tố táo thơm ngon mà không phải lo lượng đường huyết tăng nhanh.
3. Nước ép bưởi
Bưởi cũng là loại trái cây luôn được các bác sĩ khuyên dùng đối với bệnh nhân tiểu đường, vì nó có khả năng làm giảm hàm lượng đường glucose. Chính vì thế, bệnh nhân mắc tiểu đường nên duy trì thói quen ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi thường xuyên. Những chế độ ăn kiêng, ăn chay và giảm cân cũng không thể thiếu loại trái cây này.
4. Nước ép mướp đắng
Mướp đắng có công dụng giảm lượng đường trong máu, vì nó có chứa một số hoá chất tác động đến lượng đường glucose hoặc lượng hormone insulin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose.
Theo một nghiên cứu đến từ Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, tiêu thụ 2 gm chiết xuất mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Dù không đem lại hiệu quả mạnh mẽ như thuốc Metformin chuyên dụng, loại quả có vị đắng này lại giúp kiểm soát lượng đường huyết tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý:
Tiêu thụ quá nhiều mướp đắng có thể gây nên một số vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng. Do đó, mọi người chỉ nên sử dụng tối đa 56 gram loại quả này mỗi ngày.
5. Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt là một loại thuốc tự nhiên có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Ngoài các enzyme và các tiền chất vitamin A, nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì.
6. Nước ép dưa leo
Trong dưa leo chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như: calci, photpho, sắt, muối kali, chất nhầy, các axit amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, C…
Dưa leo lại có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng. Những bệnh nhân đái tháo đường nên ăn hoặc uống nước ép dưa leo thường xuyên để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
7. Nước ép cà chua
Nước ép cà chua là một thứ đồ uống tươi mát và tốt cho sức khỏe. Cà chua chứa lycopene, một chất mà nghiên cứu đã cho thấy là giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Chất này thậm chí còn giúp cho quá trình kết tập tiểu cầu, nhờ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tiểu đường tuýp 2. Hãy tìm loại ít muối để có lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe