Bách khoa sức khỏe
26-11-2019 15:00:00
‘Đánh bay’ mỡ máu nhờ những thực phẩm này
Có nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm mỡ máu, đôi khi không cần sử dụng tới thuốc nếu bị rối loạn mỡ máu nhẹ. Dưới đây là một số thực phẩm, hoa quả chúng ta nên dùng khi mỡ máu cao.
- 10 thực phẩm làm tăng lượng cholesterol tốt
- Thường xuyên ăn HẠT DẺ CƯỜI giúp giảm cholesterol xấu, mắt sáng khỏe
- 4 cách giảm cholesterol tự nhiên nhất
- Những thực phẩm làm tăng cholesterol
- 10 thực phẩm giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim
Tỏi
Tỏi có thể làm tăng HDL-cholesterol, có tác dụng giảm cholesterol và dự phòng xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông, là một gia vị rất có giá trị trong việc dự phòng các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, ăn tỏi không đúng cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, thường xuyên ăn tỏi dễ dẫn đến viêm mí mắt hoặc viêm kết mạc. Ngoài tính kích thích, tỏi còn có tính ăn mòn, nếu ăn quá nhiều có thể tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó, bệnh nhân có bệnh dạ dày và các chứng viêm ở mắt không nên dùng.
Đậu nành
Protein trong đậu nành có lợi đối với cholesterol máu cao. Ăn 2 phần đậu phụ hoặc đậu nành có thể làm giảm mức cholesterol đến 5%. Đậu nành cũng là một nguồn tuyệt vời của axit béo omega-3, vitamin và khoáng chất.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là nguồn axit béo đơn không bão hòa và có thể làm giảm cholesterol và giảm tình trạng viêm của cơ thể. Dầu ô liu nên có trong chế độ ăn uống lành mạnh tốt tim mạch thay cho chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Sử dụng dầu ô liu để nấu ăn hoặc cho vào rau trộn để ăn, tuy nhiên không dùng dầu ô liu để chiên, rán.
Hạnh nhân
Hạnh nhân có nhiều chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, khoáng chất, vitamin nhóm B và vitamin E. Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ hạnh nhân thường xuyên có thể làm giảm cholesterol gần 20%. Hạnh nhân có thể dùng cho một bữa ăn nhẹ tuyệt vời hoặc thêm vào cho một món salad hoặc món ăn phụ.
Hạt lanh
Hạt lanh và dầu hạt lanh chứa axit béo omega - 3. Nhiều người ăn chay sử dụng hạt lanh để làm nguồn axit béo vì đây là nguồn chất béo từ thực vật, tốt cho tim mạch.
Nên mua hạt lanh nguyên chất để chúng giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng khi đi vào cơ thể bạn.
Có thể sử dụng hạt lanh để cho vào ngũ cốc hoặc làm salad...
Quả bơ
Bơ là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe. Bơ chứa nhiều folate béo và không bão hòa đơn. Loại chất béo này giúp làm giảm lượng LDL, giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và các bệnh lý khác liên quan đến tim mạch. Bên cạnh đó, bơ còn chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.
Súp lơ
Súp lơ gồm súp lơ xanh và trắng. 2 loại đều có thành phần dinh dưỡng cơ bản tương đồng. Súp lơ nhiệt lượng thấp, hàm lượng chất xơ rất cao, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là một chất làm sạch lòng mạch, có hiệu quả trong việc tiêu trừ cholesterol lắng đọng trên thành mạch, ngoài ra còn có thể ngăn chặn ngưng tập tiểu cầu, giảm thiểu các bệnh tim mạch phát sinh.
Đậu lăng
Đậu lăng có nhiều chất xơ và nghiên cứu cho thấy việc thêm đậu lăng vào chế độ ăn uống có thể làm giảm mức cholesterol miễn là số lượng calo tổng thể không tăng lên. Đậu lăng cũng giàu vitamin B và khoáng chất. Đậu lăng thường dùng chế biến súp. Ngoài ra, không giống như đậu khô, đậu lăng không cần ngâm trước khi nấu.
Những thực phẩm nêu trên đã được chứng minh làm giảm cholesterol, nhưng cũng rất quan trọng bạn phải ăn một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể. Những thực phẩm nêu trên không thay thế cho thuốc giảm cholesterol và những thay đổi lối sống khác. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về tất cả các cách để quản lý cholesterol cao.
Nước cam
Nước cam được biết đến nhiều nhất là thức uống giàu vitamin C, nhưng cũng chứa nhiều kali, vitamin A và vitamin B. Một nghiên cứu cho thấy, uống nước cam mỗi ngày làm giảm mức cholesterol và nước cam cũng có thể hữu ích cho những người không có cholesterol cao. Nhưng hãy cẩn thận một chút, vì nước cam có nhiều calo.
Cần tây
Cần tây tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và rất nhiều chất xơ làm tăng cường nhu động ruột, có tác dụng thông lợi đại tiện, giúp loại trừ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Những người thường xuyên ăn cần tây, hàm lượng cholesterol trong cơ thể giảm rõ rệt, đồng thời cũng có tác dụng giảm huyết áp.
Những thực phẩm nêu trên đã được chứng minh làm giảm mỡ máu, nhưng cũng rất quan trọng bạn phải ăn một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể. Những thực phẩm nêu trên không thay thế cho thuốc giảm mỡ máu và những thay đổi lối sống khác. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về tất cả các cách để quản lý mỡ máu cao.
Tường Vi
Theo Pháp Luật Đời Sống