Bách khoa sức khỏe
13-08-2021 00:00:00
COVID-19 có lây lan qua con đường quan hệ tình dục không?
Quan hệ tình dục là một phần của cuộc sống, là vấn đề sinh lý bình thường của các cặp vợ chồng. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát và lây lan với tốc độ chóng mặt, nhiều người băn khoăn liệu COVID-19 có lây qua đường quan hệ tình dục không?
- Bộ trưởng Y tế lý giải nguyên nhân khiến dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh thành
- Lá kinh giới có giúp giảm các triệu chứng sau tiêm vaccine COVID-19 như lời đồn?
- Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nên tiêm phòng vaccine COVID-19 không?
- Người bị bệnh tim có nên tiêm vaccine COVID-19?
- Virus gây COVID-19 tấn công phổi dữ dội nhất, thực hiện các bài tập thở này để tăng cường lượng oxy và dung tích phổi
COVID-19 có lây lan qua đường tình dục?
Hiện nay, COVID-19 chủ yếu lây lan do tiếp xúc trực tiếp gần qua giọt bắn khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện... Virus sẽ theo các giọt bắn đi vào mũi, miệng hoặc mắt và gây bệnh cho cơ thể.
Hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định COVID-19 lây lan qua đường quan hệ tình dục - (Ảnh: Internet). |
Virus này cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi chạm tay vào các bề mặt tiếp xúc đã nhiễm virus rồi đưa ray lên miệng, mũi và mắt.
Hiện chưa có nghiên cứu nào chắc chắn về việc COVID-19 có lây lan qua đường quan hệ tình dục hay không. Theo một nghiên cứu được tiến hành đầu năm 2020 với 38 người mắc COVID-19 theo xét nghiệp PCR tại Trung Quốc đã cho kết quả 6 người xét nghiệm tinh dịch dương tính với SARS-CoV-2.
Con số này chiếm gần 16%, bao gồm 4 bệnh nhân đang ở gian đoạn nhiễm cấp và 2 bệnh nhận đang phục hồi. Nghiên cứu này hơi hạn chế vì tiến hành trên mẫu nhỏ và theo dõi trong thời gian ngắn.
Hơn nữa, việc xuất hiện virus trong tinh dịch cũng chưa chắc chắn do lây truyền qua quan hệ tình dục mà có thể do nhiễm COVID-19 dẫn đến tổn thương tinh hoàn. Vì thế, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng đủ để cho thấy virus gây bệnh COVID-19 có thể lây lan qua đường tình dục.
Nhiều nghiên cứu không tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong tinh dịch
Đến nay, cũng đã có nhiều nghiên cứu không tìm thấy virus trong tinh dịch bệnh nhân mắc COVID-19. Đó là các nghiên cứu đã được công bố như của Stephen và cộng sự tại ĐH California, Feng Pan tại Trường Y Đồng Tế, Paolo tại ĐH Rome...
Các nghiên cứu cũng không tìm thấy virus trong dịch âm đạo. Fenizia và cộng sự tại ĐH Milan đã tiến hành xét nghiệm dịch âm đạo của 56 phụ nữ dương tính với COVID-19 và họ không tìm thấy có virus trong dịch.
Một nghiên cứu tại Đại học Sakarya kết quả xét nghiệm dịch âm đạo của 12 phụ nữ có thai cũng không thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại.
Đến nay, cũng đã có nhiều nghiên cứu không tìm thấy virus trong tinh dịch bệnh nhân mắc COVID-19 - (Ảnh: Internet). |
Theo hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, Hội Nhiễm trùng Anh (BIA), Hội Nhiễm trùng Chăm sóc sức khỏe (HIS) cùng đưa ra kết luận rằng, việc lây truyền COVID-19 qua dịch cơ quan sinh dục là khó xảy ra vì bằng chứng nghiên cứu rất yếu.
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh virus SARS-CoV-2 lây truyền qua đường tình dục. Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định hoặc bác bỏ con đường lây truyền này. Tuy vậy, mọi người cũng cần lưu ý rằng, virus này chỉ cần tiếp xúc gần là có thể lây nhiễm chứ chưa cần đền quan hệ tình dục thực sự.
Vì vậy, điều quan trọng vẫn là giữ khoảng cách và đảm bảo đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là tiêm phòng vaccine đầy đủ để phòng ngừa nhiễm bệnh.
Xem thêm: Người nhiễm COVID-19 giải phóng nhiều hạt virus hơn khi nói chuyện hoặc ca hát
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin