Bách khoa sức khỏe
15-01-2020 08:00:00
Chú ý những điều sau khi nấu ăn nếu không muốn thức ăn mất hết chất dinh dưỡng
Bạn tin tưởng vào các món ăn bổ dưỡng mình đã kì công chế biến mà không biết có thể giá trị của chúng chỉ bằng 0.
- 18 mẹo đơn giản giúp bảo quản thực phẩm hàng ngày lâu hơn
- Mẹo muối dưa cải chua chua, giòn giòn cực kỳ hấp dẫn
- 13 mẹo cực hay về đồ uống
- Mách bà nội trợ 7 mẹo chọn thịt ngon
- Nguyên tắc và mẹo bảo quản thực phẩm mùa nóng không bị hỏng, ôi thiu
Lâu nay bạn mới chỉ nghĩ đến việc đảm bảo vệ sinh cho món ăn bằng cách ngâm lâu, rửa sạch và nấu kĩ. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng nữa là làm sao để món ăn không mất chất dinh dưỡng. Chính quy trình chế biến và nấu nướng đã làm cho thành phần hoá học của thực phẩm đều bị thay đổi.
1. Đối với rau quả
- Khi bóc bỏ vỏ rau quả, nên cố gắng gọt mỏng, sau đó nên nấu ngay.
- Nên nấu chúng với ít nước.
- Chỉ nêm làm các món rau trộn (salad) ngay trước khi ăn. Nếu cho muối vào từ trước, rau sẽ bị mất nhiều nước.
- Cho muối vào súp rau khi rau đã chín.
2. Đối với cá
- Nên hấp vì cá dễ chín. Nếu nấu, nên đun trong thời gian ngắn với lửa nhỏ, đồng thời tắt lửa khi nước reo và giữ cá trong nồi, đậy nắp khoảng 10 phút.
- Nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay.
- Cá rán rất dễ mất protein. Tốt nhất là nên rán cá sơ qua hai mặt và cho vài lò nướng trong 5-7 phút hoặc tẩm bột trước khi rán.
3. Đối với thịt
- Với thịt giữ đông trong tủ lạnh, cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng. Một số người làm tan băng nhanh bằng cách cho thịt vào nước ấm, điều này làm tiêu hao đáng kể lượng protein trong thịt.
- Với thịt tươi, chỉ cần rửa nhanh dưới vòi nước lạnh, và chế biến ngay.
- Cho muối vào thịt ngay trước khi rán, nếu không thịt sẽ bị mất nước và trở nên khô.
- Cần tránh các món thịt nướng, cháy khét vì nhiệt độ làm biến dạng các phân tử, mỡ chảy ra sẽ tạo thành các chất gây ung thư như benzopyreme…
4. Với sữa
- Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút.
- Không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần vì điều này khiến protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá huỷ.
5. Với cơm
- Không nên vo gạo quá kỹ trước khi nấu cơm vì sẽ làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1.
- Khi nấu cơm chỉ cho nước vừa đủ.
- Nên đun nước sôi mới cho gạo vào nấu, không cho gạo vào khi nước còn nguội vì khi gặp nước sôi nóng đột ngột, lớp vỏ ngoài hạt gạo chín mau tạo thành một lớp keo giữ vitamin B1 không bị hòa tan ra nước và bị phân hủy.
Vitamin dễ mất Vitamin có vai trò quan trọng với sức khỏe, nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được chúng mà phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Tuy nhiên, chúng là những thành phần ít bền vững nên cũng rất dễ bị phá hủy khi nấu nướng. + So với các loại vitamin khác thì nhóm vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K tương đối bền vững với nhiệt độ. Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng bình thường, vitamin nhóm này bị hao hụt 15-20%. + Các vitamin tan trong nước (vitamin B và C) bị mất nhiều hơn do bị hòa tan và dễ bị phân giải, nhất là trong môi trường kiềm. Do vậy, ngâm thực phẩm trong nước, luộc nhiều nước rồi đổ đi, bảo quản thức ăn lâu... có thể làm mất tới 90% lượng vitamin này. + Vitamin E, vitamin A và tiền vitamin A (beta-caroten) rất dễ bị ôxy hóa, nhất là khi có ánh sáng. + Khi luộc thịt cá, một lượng tương đối vitamin nhóm B sẽ ra theo nước luộc. Chế biến nóng hợp lý làm mất khoảng 20% vitamin nhóm B, riêng vitamin B1 tỷ lệ mất có thể cao hơn. |
An Bình
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình