Bách khoa sức khỏe
03-03-2016 13:58:23
Chảy máu cam: Đừng coi là chuyện nhỏ
Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp phải. Có trường hợp rất nhẹ, không khám chữa gì. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.
- 7 loại xét nghiệm máu bắt buộc với cha mẹ của bạn
- 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu bạn nên biết
Chảy máu cam là một thuật ngữ chuyên ngành cho việc chảy máu mũi. Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh này nhất, bởi chúng thường có thói quen ngoáy mũi. Hành động này có xu hướng làm tổn thương các mô, gây ra chảy máu.
Còn khi người lớn bị chảy máu cam, nguyên nhân có thể là do bệnh cao huyết áp, nhiễm trùng trong mũi hoặc xơ cứng động mạch gây ra.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân nữa gây ra việc chảy máu cam liên tục. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của căn bệnh ung thư.
Bạn có biết hầu hết chảy máu cam, khoảng 90% trường hợp, phát triển từ phần trước của khoang mũi, chảy ít hoặc vừa, dễ cầm máu, ít nguy hiểm, do chảy máu ở vùng điểm mạch Kiesselbach.
Các trường hợp còn lại chảy từ phần sau, từ khe trên và khe giữa, thường do tiểu động mạch hoặc động mạch, chảy tương đối nhiều và khó cầm máu.
Nguyên nhân gây chảy máu cam
Một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu cam là do nhiễm trùng xoang, cảm lạnh nặng, sử dụng thuốc như lạm dụng thuốc xịt mũi chống sung huyết, bệnh bạch cầu, bệnh gan, bệnh ưa chảy máu và rối loạn đông máu di truyền khác.
Các nguyên nhân khác gây ra bệnh này là chấn thương mũi do va đập, xì mũi quá mạnh và thường xuyên ngoáy mũi.
Các triệu chứng khi chảy máu cam
Một trong những triệu chứng chính của bệnh này là tinh thần mệt mỏi đi kèm với sắc mặt thiếu máu. Triệu chứng này chỉ được phát hiện khi bị chảy máu quá nhiều.
Một triệu chứng khác nữa là tìm thấy máu trong nước tiểu và phân.
Cách xử lý khi chảy máu cam
- Đầu tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân. Dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn tương ứng điểm mạch Kisselbach.
-Sau đó, yêu cầu bệnh nhân ngồi cúi phía trước từ 5-10 phút. Tư thế ngồi thì đầu sẽ cao hơn tim và do đó áp suất máu vùng mũi sẽ giảm bớt, giúp giảm chảy máu.
- Không được nghiên ngả đầu về phía sau, nếu không, máu sẽ đi vào khí quản hoặc cổ họng, gây nghẹt thở.
- Tuyệt đối không sử dụng túi chườm đá ở mũi để cầm máu vì điều này không hiệu quả. Bạn có thể tăng độ ẩm trong không khí nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng. Điều này ngay lập tức sẽ giúp ngăn chặn chảy máu.
- Nên đến bác sĩ nếu chảy máu mũi thường xuyên, hoặc có kèm chấn thương đầu, hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, hoặc sau khi tự xử lý như trên mà máu vẫn chảy.
- Tùy trường hợp cụ thể bác sĩ có thể cho làm xét nghiệm máu, chụp X-quang, kiểm tra huyết áp, điện tim... để xác định nguyên nhân và cách xử lý.
Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam?
- Hãy thường xuyên bổ sung các loại trái cây thuộc họ cam quýt trong thực đơn hàng ngày. Những trái cây này chứa bioflavonoids ngăn chặn các mạch máu vỡ, do đó giảm nguy cơ bị chảy máu cam.
- Từ bỏ thói quen đơn giản như không ngoáy mũi, tránh xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên.
- Việc giữ độ ẩm cho mũi có thể giúp giảm tần suất và độ nặng của chảy máu cam kéo dài. Hãy bôi một chút vaseline hoặc kem dưỡng ẩm khác vào mũi 1-2 lần mỗi ngày.
- Một hành động quan trọng khác có thể giúp ngăn ngừa chảy máu mũi chính là ngưng hút thuốc vì khói thuốc gây khô và kích thích niêm mạc mũi...
Theo Trí Thức Trẻ