Bách khoa sức khỏe
22-11-2018 11:00:00
Cạo gió giải cảm tùy tiện có thể dẫn tới tử vong
Thói quen cạo gió khi bị cảm có thể dẫn tới nguy cơ bị liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ.
- Đã tìm ra 5 bước cơ bản để ngăn ngừa đột quỵ
- Nắng nóng, coi chừng đột quỵ
- Cứu sống người lên cơn đột quỵ, tai biến trong vòng 60 giây
- 6 cách dự đoán cơn đột quỵ 1 tháng trước khi nó xảy ra
- Người nhà bị đột quỵ, đừng cạo gió, chích lễ
Cạo gió là một cách làm dân gian được sử dụng phổ biến để trị các chứng bệnh cảm cúm, đau nhức cơ thể, đau đầu. Nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng các này, không cẩn thận sẽ gây hậu quả khó lường.
Ở Trung Quốc, một cô giáo 35 tuổi đã cạo gió cho chồng khi anh than mệt mỏi trong người. Tuy nhiên, sau khi cạo được 2-3 đường thì người chồng đột ngột ngất đi và hôn mê sâu. Dù được đưa đến bệnh viện gần đó cấp cứu, nhưng người chồng đã qua đời do tăng huyết áp.
Bác sĩ cho biết nguyên nhân là do người chồng có dấu hiệu cảm phong nhiệt. Khi đó cơ thể người chồng đang nóng, nếu cạo gió thì làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não, dẫn đến tử vong.
Ảnh minh họa |
Những trường hợp nào không nên cạo gió
Không cạo gió cho trẻ em: Khi trẻ bị cảm chỉ nên xoa dầu cho trẻ. Nếu cạo gió cho trẻ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hỏng da, khí huyết không thông.
Không cạo gió khi cảm nhiệt: Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), người bị sống phong nhiệt dễ bị biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ. Cơ thể của người cảm phong nhiệt có nhiệt độ rất cao, nếu cạo gió trong trường hợp này sẽ khiến cho huyết áp tăng cao dẫn đến nguy cơ bị xuất huyết não. Dấu hiêu nhận biết người bị cảm phong nhiệt là: đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng…
Người bị bệnh tim, cao huyết áp không nên cạo gió: Người đang mắc bệnh tim mạch hay có tiền sử bệnh tim mạch tuyệt đối không được cạo gió. Nguyên nhân là vì những động tác mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng và làm bùng phát trở lại các cơn đau tim nguy hiểm. Cạo gió cũng không được áp dụng cho người bị tăng huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. Hậu quả là người bệnh bị méo miệng, mắt không khép, thậm chí tử vong.
Không nên cạo gió cho phụ nữ có thai vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi: Theo các nhà chuyên môn, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai, vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Cạo gió làm nặng thêm tình trạng của người bị đau vai gáy: Theo các chuyên gia, chứng đau vai gáy có nguyên nhân chủ yếu là do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu và cơ bị chèn ép. Nếu bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp cao, tai biến mạch máu não... có thể sẽ dẫn đến liệt nửa người, đột quỵ, thậm chí tử vong. Cạo gió gây xuất huyết dưới da nên có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm cơn đau nhức nặng hơn.
Không cạo gió cho người mắc bệnh Hemophilia (bệnh máu không đông): Do cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da nên rất nguy hiểm đối với những người bị mắc bệnh Hemophilia (bệnh máu không đông).
Những lưu ý khi cạo gió:
1. Cách cạo gió
Không cạo gió quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
2. Vị trí cạo gió
Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, Đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống).
Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
3. Kỹ thuật cạo gió
Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3-5 phút là da ửng đỏ.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe