Bách khoa sức khỏe
19-11-2020 08:00:00
Cảnh báo bệnh do vi khuẩn ăn thịt người Whitmore bùng phát tại miền Trung
Mới đây, bệnh viện T.Ư Huế phát đi thông báo: Từ đầu tháng 10 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận gần 30 ca bệnh do vi khuẩn ăn thịt người Whitmore gây ra. Đây là một gia tăng đột biến được ghi nhận từ trước đến nay.
- Mách chị em cách diệt sạch vi khuẩn trong bếp, không còn lo vi khuẩn gây bệnh
- Hàng trăm vi khuẩn, dịch bệnh từ chiếc THỚT GỖ trong bếp mà ra
- Gạo trắng - “Thủ phạm” chính gây bệnh tiểu đường
- 16 thực phẩm chống viêm, diệt khuẩn có tác dụng mạnh hơn cả kháng sinh mà nhiều người bỏ lỡ
- Hàng tá tác dụng của LỢI KHUẨN đối với sức khỏe
Theo các chuyên gia, việc gia tăng này có liên quan mật thiết đến tình hình lũ lụt ở miền Trung xảy ra liên tục trong thời gian vừa qua.
Một bệnh nhân mắc Whitmore đang điều trị ở Bệnh viện T.Ư Huế |
Vậy bệnh Whitmore là gì và cơ chế lây lan ra sao?
Bệnh Whitmore, hay còn gọi là bệnh Melioidosis do trực khuẩn gram âm Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn thường trú ngụ trong nước bẩn, đất, cánh đồng lúa và các vùng ao tù nước đọng lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp. Ca bệnh đầu tiên được nhà nghiên cứu bệnh học người Anh Alfred Whitmore phát hiện vào năm 1911 tại Myanmar. Bệnh thường gặp nhiều ở các nước Đông Nam Á và Bắc Úc, Ấn Độ, Châu Phi và Trung Đông trong đó Bắc Australia và Đông bắc Thái Lan là các điểm nóng...
Tỷ lệ tử vong trung bình của Whitmore là 40 - 60%. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện và mô tả lần đầu tiên vào năm 1925 ở một phụ nữ trẻ sống ở ngoại thành Sài Gòn (hiện tại là TP Hồ Chí Minh). Bệnh nhân này đã tử vong trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết và sau khi được các chuyên gia phân lập phát hiện ra có trực khuẩn trong máu của người bệnh.
Bệnh Whitmore nguy hiểm thế nào?
Thời gian ủ bệnh khi vi khuẩn tấn công đến khi có triệu chứng thường là từ 1 - 21 ngày, cũng có những trường hợp không hề có triệu chứng cho đến khi phát bệnh rõ rệt. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hoại tử trên mô mềm cực nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương sâu rất khó liền vết thương hoặc hoại tử vùng đó. Khi diễn tiến nặng sẽ, các bác sĩ phải tiến hành cắt bỏ hoàn toàn bộ phân bị vi khuẩn xâm nhập. Giai đoạn muộn hơn có thể gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì sự nguy hiểm đó mà dân gian thường gọi vi khuẩn Whitmore là vi khuẩn ăn thịt người.
Bệnh Whitmore có thể tấn công bất kỳ độ tuổi nào, nam hay nữ thường gặp ở những người thường tiếp xúc với nước và đất. |
3 triệu chứng dễ dàng nhận biết khi đã nhiễm bệnh Whitmore
Theo các chuyên gia, sự tăng đột biến số lượng ca bệnh Whitmore tại Việt Nam có liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với lượng mưa hằng năm bởi lúc ấy các rất nhiều bụi, rác, chất thải bẩn - nguồn sinh sôi vi khuẩn Whitmore theo dòng nước tràn ra len lỏi vào nước sinh hoạt, bám vào đất trồng, lúa và các vật nuôi từ đó có thể lây lan sang người và động vật. Đây cũng là một lý giải tại sao các ca bệnh do vi khuẩn Whitmore tăng cao ở miền Trung trong 3 tháng gần đây.
Bởi sự nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng khi mắc bệnh do vi khuẩn ăn thịt người Whitmore, các bác sĩ đã cảnh báo rằng những bệnh nhân có xuất hiện 3 triệu chứng sau nên đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh phổi mạn tính và ung thư... càng không nên chậm trễ vì sẽ có nguy cơ bị tử vong cao hơn:
- Viêm phổi nặng hoặc viêm phế quản, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực
- Có biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) kèm với sốt và đau cơ.
- Viêm nhiễm ở thần kinh trung ương, tuyến mang tai, xương khớp, gây abscess ở gan và lách, viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng da, cơ vân.
Khi có triệu chứng ho, sốt cao, nhức các cơ bắp, bạn nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám đặc biệt khi bạn đang sống tại vùng vừa bị lũ lụt. |
Điều đáng lo ngại hiện nay các ca nhập viện ở bệnh viện T.Ư Huế đã trong giai đoạn sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết hoặc suy đa tạng do người dân chưa có sự hiểu biết về bệnh này nên khiến cho việc điều trị khó khăn, từ đó có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên theo các bác sĩ, Whitmore là một bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu được can thiệp kịp thời. Mặc dù bệnh chưa có vaccine chủng ngừa.
5 bí quyết phòng ngừa phòng bệnh do vi khuẩn ăn thịt người Whitmore
Để chủ động phòng bệnh do vi khuẩn ăn thịt người Whitmore, người dân nên thực hiện đúng 5 điều sau theo khuyến cáo của của Cục Y tế Dự phòng:
- Hạn chế tiếp xúc với bùn đất dơ, càng chú ý với những nơi bị ô nhiễm nặng
- Khi có việc bắt buộc phải tiếp xúc với đất và nước bẩn phải mặc quần áo bảo hộ, mang dep và găng tay.
- Hạn chế tiếp xúc khi trên người có vết thương hở, nếu đã tiếp xúc thì vết thương phải được rửa sạch để đảm bảo vệ sinh
- Những người có bệnh mạn tính như suy giảm miễn dịch, tiểu đường cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin