Bách khoa sức khỏe
15-02-2021 00:00:00
Các chất gây béo phì nguy hiểm dẫn đến tăng cân và tác động tới khả năng sinh sản
Đa số chúng ta đều biết rằng chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu hoạt động thể chất góp phần lớn vào vấn đề béo phì. Tuy nhiên, có một loại hóa chất nhân tạo được tìm thấy trong nhiều vật dụng hàng ngày cũng có liên quan đến việc thúc đẩy khả năng tăng cân.
- Mang giày cao gót nhiều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và hàng loạt tác hại khác
- Nghiên cứu mới: Covid-19 gây tổn thương tinh trùng, dẫn đến vô sinh ở nam giới
- Nghiên cứu gây bất ngờ: Chứng trầm cảm sau sinh ở nam giới là có thật
- Biến chứng của bệnh thủy đậu có gây vô sinh như lời đồn không?
- Rối loạn nội tiết - Một nguyên nhân gây vô sinh nữ
Chất gây béo phì là gì?
Chất gây béo phì là hóa chất nhân tạo được tìm thấy trong các hộp đựng thực phẩm, đồ nấu nướng và đồ nhựa khác nhau. Chúng được biết đến như một tập hợp con của các chất hóa học gây rối loạn nội tiết.
Những hóa chất này đã được chứng minh là có liên quan đến việc tăng cân. Chúng cũng có thể can thiệp vào bất kỳ khía cạnh nào của hoạt động hormone và có liên quan đến đến khả năng sinh sản và dậy thì.
Chất gây béo là hóa chất nhân tạo được tìm thấy trong các hộp đựng thực phẩm, đồ nấu nướng và đồ nhựa khác nhau. |
Các chất gây béo phì phổ biến nhất và mối nguy hiểm của chúng
1. Phthalates
Phthalates là các hợp chất hóa học obesogenic được thêm vào nhựa để tăng tính linh hoạt và thời hạn sử dụng. Chúng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm, bao gồm đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, hộp đựng thực phẩm, kem chống nắng, chất tẩy rửa, v.v.
Ngoài ảnh hưởng đến việc tăng cân, việc tiếp xúc với phthalates còn có liên quan đến các rối loạn sinh sản, bao gồm tổn thương DNA trong tinh trùng, nhiễm độc tinh hoàn và chậm phát triển cột mốc dậy thì.
2. Bisphenol A (BPA)
Tác dụng độc hại của BPA đã được biết đến nhiều. Đó là các hợp chất tổng hợp có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm, vô sinh và thiếu hụt vitamin D.
Tiếp xúc với BPA cũng có liên quan đến bệnh béo phì và bệnh tiểu đường. Hợp chất gây dị ứng nguy hiểm này cũng có trong hộp đồ ăn bằng nhựa, đồ chơi, thiết bị y tế, hợp chất PVC và chất trám răng. Nó cũng có thể được ẩn giấu trong thùng bia, lon cà phê kim loại, lon nước giải khát bằng nhôm, nắp lọ và chai dầu ăn.
3. Polychlorinated Biphenyls (PCB)
PCB là hóa chất gây béo phì do con người tạo ra đã được sử dụng trong hàng trăm ứng dụng công nghiệp và thương mại, bao gồm như bột màu trong giấy, chất hóa dẻo trong sơn, nhựa, các sản phẩm cao su và trong thiết bị điện.
Mặc dù việc sử dụng các hóa chất gây dị ứng này đã bị cấm nhưng chúng vẫn có trong đất, thực vật, cây lương thực và nước uống. Một khi ở trong một môi trường, chúng không dễ bị phân hủy.
PCB đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh béo phì, kháng insulin, bệnh tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.
Nhiều loại hóa chất tông hợp là chất gây béo phì và có nhiều tác động nguy hại khác đến sức khỏe. |
4. Atrazine (ATZ)
Atrazine là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Nó dính vào cây trồng, đất và nước bề mặt và cuối cùng lẫn vào nguồn cung cấp nước ở mức độ không an toàn. Loại hóa chất này là một trong những chất gây ô nhiễm phổ biến nhất trong nước uống, gây nhiễm độc nước máy.
Atrazine được biết đến như một chất gây rối loạn nội tiết, gây ra những thay đổi nội tiết tố dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về khả năng phát triển, sinh sản, thần kinh và miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy atrazine cũng góp phần vào sự phát triển của tình trạng kháng insulin và béo phì, đặc biệt là trong chế độ ăn nhiều chất béo.
5. Axit perfluorooctanoic (PFOA)
Axit perfluorooctanoic là một chất gây ô nhiễm nước uống được biết là có khả năng tồn tại vô thời hạn. Hóa chất gây béo phì này đã được phát hiện trong nước uống thành phẩm, nguồn nước uống bị ảnh hưởng bởi chất thải từ các cơ sở công nghiệp và nhà máy xử lý nước thải cũng như ở những vùng nước không có nguồn gốc xác định.
Theo nghiên cứu, việc tiếp xúc với chất gây ô nhiễm này trong giai đoạn đầu đời có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em và chỉ số khối cơ thể cao hơn.
6. Khói thuốc lá
Tiếp xúc với khói thuốc lá là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả béo phì. Những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ hút thuốc lá thường nhẹ cân hơn nhưng có xu hướng “bù lại” khi chúng phát triển và lớn lên, gây tăng cân nhiều hơn trong thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu.
Các hợp chất gây béo phì này không chỉ khiến chúng ta tăng cân mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nhiều bệnh khác. Bởi vậy, hãy chú ý đến chất gây béo phì này để biết nhận diện sự xuất hiện của nó mà tránh xa.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin